Thứ ba, 16/04/2024

Sắp khôi phục bay quốc tế như khi chưa có dịch COVID-19

14/02/2022 5:52 AM (GMT+7)

Cục Hàng không cho biết đã được giao sớm báo cáo kết quả nối lại đường bay quốc tế thường lệ để Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng, sớm khôi phục hoạt động bay quốc tế như khi chưa có dịch.

Thứ trưởng GTVT Lê Anh Tuấn vừa giao Cục Hàng không trao đổi với nhà chức trách hàng không các nước đối tác để quyết định nối lại các chuyến bay quốc tế chở khách thường lệ với các đường bay đã khai thác trước khi có dịch COVID-19.

Tần suất các đường bay sẽ được tăng dần theo lộ trình bảo đảm nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi đi lại trên cơ sở tuân thủ hướng dẫn về giám sát y tế nhập cảnh.

Trong tháng này, Cục Hàng không phải báo cáo Bộ GTVT kết quả thí điểm mở lại đường bay từ tháng 1 tới nay để Bộ báo cáo Thủ tướng.

Sắp khôi phục bay quốc tế như khi chưa có dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Việt Nam sắp khôi phục hoạt động bay thường lệ quốc tế như khi chưa xảy ra dịch COVID-19.

Theo Cục Hàng không, cơ quan này vừa thông báo cho nhà chức trách hàng không các nước đối tác về việc từ ngày 15/2 Việt Nam dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế thường lệ; cho phép các hãng được khai thác với tần suất bình thường như trước khi xảy ra dịch COVID-19.

Nước gần nhất đã đồng ý khôi phục lại đường bay quốc tế thường lệ với Việt Nam là Thái Lan. Như vậy, tới nay, Việt Nam đã khôi phục lại đường bay quốc tế thường lệ với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ như giai đoạn trước dịch xảy ra. Riêng thị trường Trung Quốc vẫn phải tiếp tục làm việc thêm nên chưa thể nối lại đường bay thường lệ.

Trong khi đó, các hãng hàng không Việt Nam đều sẵn sàng mọi điều kiện để khai thác ngay đường bay quốc tế thường lệ.

Tuy nhiên, cản trở lớn nhất với hoạt động bay thường lệ quốc tế tới từ quy định với khách nhập cảnh vào Việt Nam, đặc biệt là khách du lịch, cũng như điều kiện về cách ly, giám sát y tế sau nhập cảnh. Thực tế, thời gian qua một số đường bay được thí điểm nối lại bay thường lệ giữa Việt Nam với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… nhưng các hãng chưa khai thác hết tần suất được phép, do lượng khách còn hạn chế. Do đó, nếu những rào cản trên được gỡ bỏ, hoạt động khai thác thường lệ mới mang lại hiệu quả thật sự.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, dẫn đến thực phẩm mất an toàn vệ sinh và có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. TP.HCM tăng cường thanh kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Xuất hiện dấu hiệu cho thấy TP.HCM sẽ có mưa trong tuần tới

Xuất hiện dấu hiệu cho thấy TP.HCM sẽ có mưa trong tuần tới

Kết quả dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho thấy TP.HCM sẽ có mưa trong tuần tới. Ngày 17/4, khu vực quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi được dự báo xác suất mưa 60%.

Trời nóng bức, dừa tươi tăng giá

Trời nóng bức, dừa tươi tăng giá

Vào giữa tháng 4 này, tiết trời nóng bức, giá dừa tươi đã tăng từ 50.000 đồng - 60.000 đồng/chục (12 trái) tháng trước lên 70.000 đồng - 80.000 đồng/chục.

Dân Nam bộ đón Tết Hàn thực trong thời tiết nắng nóng gay gắt

Dân Nam bộ đón Tết Hàn thực trong thời tiết nắng nóng gay gắt

Dự báo ngày 11-12/4, Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, riêng miền Đông Nam Bộ có nơi trên 38 độ C.

Nắng nóng kéo dài, điện tiêu thụ của TP.HCM tăng cao kỷ lục

Nắng nóng kéo dài, điện tiêu thụ của TP.HCM tăng cao kỷ lục

Nắng nóng kéo dài, lượng điện tiêu thụ của TP.HCM trong những ngày đầu tháng 4/2024 tăng cao kỷ lục tới 96,89 triệu kWh/ngày cao nhất từ trước đến nay.

Hà Nội và TP.HCM, nơi nào có chi phí sinh hoạt đắt hơn?

Hà Nội và TP.HCM, nơi nào có chi phí sinh hoạt đắt hơn?

5 địa phương có chỉ số giá sinh hoạt cao nhất trong năm 2023 là Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng và Bình Dương.