Theo Baochinhphu.vn, Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng vừa thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2030 và thực hiện sáp nhập huyện Lạc Dương vào thành phố Đà Lạt hình thành một đơn vị hành chính mới lớn gấp 4,3 lần hiện nay.
Lạc Dương nằm cách trung tâm Đà Lạt khoảng 12 km, ở độ cao từ 1.500 m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ với 5 xã, 1 thị trấn và hơn 31.000 người, mỗi năm thu hút khoảng 1,7-2 triệu lượt khách du lịch.
Trong 2 năm tới khi Lạc Dương sáp nhập, Đà Lạt sẽ gồm 6 vệ tinh với thành phố hiện hữu làm trung tâm hành chính, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, bảo tồn các di sản kiến trúc; các đô thị xung quanh Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương đảm nhiệm các chức năng khác nhau và cùng kết nối thành trung tâm thương mại, giải trí, du lịch hỗn hợp và phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Song song với sáp nhập Đà Lạt và Lạc Dương, Lâm Đồng cũng tiến hành sáp nhập 3 huyện kinh tế còn nhiều khó khăn: Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên thành 1 huyện với kỳ vọng sẽ mở ra nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế ở khu vực này. Đồng thời Lâm Đồng cũng gộp xã Triệu Hải vào xã Quảng Trị (huyện Đạ Tẻh), xã Quảng Lập vào xã Ka Đô (huyện Đơn Dương); điều chỉnh địa giới hành chính một số xã của huyện Bảo Lâm nhập vào thành phố Bảo Lộc, gồm: xã Lộc An, Lộc Nam, Tân Lạc, Lộc Thành.
Riêng xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm cần nghiên cứu, đánh giá lại cho phù hợp điều kiện thực tế trước khi có kết luận sáp nhập vào thành phố Bảo Lộc hay không và sẽ được nêu trong kết luận hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng về phương án sắp xếp đơn vị cấp huyện, xã sắp tối của Tỉnh ủy.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc