Seller lao đao vì sàn đồng loạt tăng phí: Cuộc chơi ngày càng khốc liệt
Theo Tổ Quốc
20/03/2025 2:22 PM (GMT+7)
Bức tranh thương mại điện tử đang ngày càng trở nên khắc nghiệt khi hàng loạt sàn lớn liên tục tăng phí cố định, khiến seller (người bán) đối diện với bài toán lợi nhuận bị bào mòn. Làn sóng rời sàn có thể sẽ sớm xảy ra buộc seller phải tìm hướng đi mới, nhưng nên đi hay ở đến giờ vẫn là bài toán khó.
Bức tranh thương mại điện tử đang ngày càng trở nên khắc nghiệt khi hàng loạt sàn lớn liên tục tăng phí cố định, khiến người bán đối diện với bài toán lợi nhuận bị bào mòn. Làn sóng rời sàn có thể sẽ sớm xảy ra buộc seller phải tìm hướng đi mới, nhưng nên đi hay ở đến giờ vẫn là bài toán khó.
Sàn tăng phí, seller tăng "xông"
Những ngày qua, cộng đồng seller (người bán) hẳn đã có một phiên chao đảo khi các sàn lớn từ Tiktok cho đến Shopee đồng loạt tăng phí cố định, cùng những điều khoản ngặt nghèo từ chính sách vận chuyển và hoàn hàng. Nhưng đó chưa phải khó khăn duy nhất ở thời điểm hiện tại.
Những nền tảng như 1688, và Alibaba phiên bản tiếng Việt sử dụng phương thức thanh toán qua MoMo, VNPay dự kiến sẽ kéo theo hiệu ứng lan tỏa trong quý 2-3, khiến "miếng bánh" ngày một nhỏ hơn. Trong khi đó, chính sách thuế ngày càng siết chặt buộc seller phải đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh kê khai và pháp nhân, dẫn tới các khoản đóng VAT bắt buộc.
Khó khăn thuế phí đồng loại kéo đến đẩy không ít nhà bán hàng vào thế khó khi đi hay ở đều quá nhiều rủi ro.
Nếu rời sàn, seller sẽ đi về đâu?
Câu hỏi lớn được đặt ra lúc này là "Nếu rời sàn, seller sẽ đi về đâu? Chọn trở lại với Facebook, Instagram hay Zalo?, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc tiếp tục phụ thuộc vào thuật toán của nền tảng. Chỉ cần tắt quảng cáo là không ra đơn.
Về chủ đề này, Bà Nguyễn Thùy Dung - Giám đốc Bizfly Martech, VCCorp nhận định: Người bán đến với sàn vì traffic (lưu lượng truy cập) chứ không phải vì những tính năng hay chính sách, traffic ở đâu nhiều thì người bán ở đấy. Trong trường hợp chi phí vận hành vượt quá 50%, thời gian tồn tại trên sàn chỉ là đếm ngược cho đến lúc "toang". Nếu không trụ được với luật chơi của các sàn quá lâu thì doanh nghiệp nên dần nghĩ tới chuyện tự chủ. Cụ thể ở đây là quay lại với website, nhưng là SmartWeb tích hợp"
Với kinh nghiệm tư vấn cho hàng trăm nhãn hàng lớn, bà Thùy Dung cũng chỉ ra rằng việc xây dựng một website bán hàng có hiện đại đến mấy cũng không thể thay thế các sàn thương mại điện tử.
Thay vào đó, người bán nên xác định đây sẽ là một kênh để tự chủ traffic, dùng SmartWeb để hoàn toàn sở hữu dữ liệu, tự do xây luồng chăm sóc khách hàng, thiết lập phễu hứng từ các điểm chạm trên social - Google - Zalo - API cũng như làm chủ quy trình bán. Điều này giúp tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng mà không phải đối mặt với những đợt tăng phí bất ngờ từ các nền tảng trung gian.
Muốn làm được như vậy thì cần phải có những công cụ tích hợp vì bản thân mỗi website sẽ không thần thánh đến thế. Nếu doanh nghiệp nào muốn quản trị dữ liệu khách hàng và khai thác tối đa cơ hội bán từ đó thì nên xem xét tích hợp thêm CRM. Ngoài ra còn có Chatbot, email…
Ví dụ: Ngay khi khách hàng truy cập website, một chatbot tự động sẽ nhảy ra. Hội thoại này có thể điều hướng đến Zalo hoặc Messenger tùy theo người bán mong muốn. Mọi thông tin, mọi sản phẩm khách hàng dừng lại hoặc ấn vào xem đều được CRM lưu lại. Từ đó, voucher khuyến mãi dành riêng khi mua hàng trên website sẽ được gửi đến email/chatbot, kích thích việc đặt hàng.
Lối đi nào cho seller?
Bài toán "rời sàn hay tiếp tục bám trụ" chưa bao giờ có đáp án chung. Giải pháp tốt nhất ở thời điểm hiện tại là duy trì kênh bán trên các sàn để tận dụng traffic (lưu lượng truy cập), đồng thời đầu tư xây dựng website riêng (SmartWeb) nhằm chủ động hơn trong việc quản lý dữ liệu khách hàng, tùy chỉnh quy trình chăm sóc và không bị ảnh hưởng quá mức khi sàn tăng phí.
Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp sẽ có những bài toán đặc thù, không phải website nào cũng cần tích hợp tất cả các công cụ automation hay quản trị dữ liệu. Quan trọng nhất vẫn phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh của mỗi seller.
Chính sách miễn phí vận chuyển đang trở thành "vũ khí" cạnh tranh không thể thiếu của các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Freeship có đủ để giữ chân người tiêu dùng trong cuộc đua khốc liệt này?
Feliz Neo đang trở thành cơn sốt trên thị trường xe máy điện với thiết kế đẹp đến từng chi tiết, khả năng vận hành “cân” mọi địa hình cùng chính sách ưu đãi khủng từ hãng xe Việt.
Thị trường ô tô Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý khá rõ nét. Những mẫu xe từng một thời làm mưa làm gió, bán chạy như “tôm tươi”, nay lại nằm trong danh sách ế ẩm, doanh số lẹt đẹt chỉ vài chục chiếc mỗi tháng.
Chính sách miễn phí vận chuyển đang trở thành "vũ khí" cạnh tranh không thể thiếu của các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Freeship có đủ để giữ chân người tiêu dùng trong cuộc đua khốc liệt này?
Feliz Neo đang trở thành cơn sốt trên thị trường xe máy điện với thiết kế đẹp đến từng chi tiết, khả năng vận hành “cân” mọi địa hình cùng chính sách ưu đãi khủng từ hãng xe Việt.
Thị trường ô tô Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý khá rõ nét. Những mẫu xe từng một thời làm mưa làm gió, bán chạy như “tôm tươi”, nay lại nằm trong danh sách ế ẩm, doanh số lẹt đẹt chỉ vài chục chiếc mỗi tháng.