Forever 21 xin phá sản: Nạn nhân mới nhất của thương mại điện tử?
Tường Thụy
17/03/2025 4:10 PM (GMT+7)
Trong rất nhiều trường hợp, người tiêu dùng ngày nay không cần phải đến cửa hàng bán lẻ mà vẫn mua được món hàng họ cần. Vì vậy, việc vận hành các cửa hàng thực sự đã trở nên không cần thiết, và công ty Forever 21 là minh chứng mới nhất.
Công ty bán lẻ thời trang Forever 21 tại Mỹ vừa mới nộp đơn
xin phá sản vì lý do lượng khách đến mua sắm tại các trung tâm thương mại giảm
sút trong khi các nhà bán lẻ trực tuyến lại không ngừng tăng sức ép cạnh tranh.
Một cửa hàng của
Forever 21 tại Mỹ. Ảnh chụp màn hình từ www.retaildive.com
Theo hãng tin Reuters, Forever 21 đã nộp đơn xin bảo hộ phá
sản theo Chương 11 tại bang Delaware (Mỹ). Trong hồ sơ đã nộp, công ty liệt kê
tài sản ước tính trong khoảng từ 100 triệu USD đến 500 triệu USD nhưng tổng các
khoản nợ phải trả rơi vào khoảng từ 1 tỷ USD đến 10 tỷ USD; số lượng các chủ nợ
khoảng từ hơn 10.000 đến 25.000. Hiện tại, Forever 21 có khoảng 350 cửa hàng tại
Mỹ.
Đây là lần thứ 2 trong vòng 6 năm, chuỗi bán lẻ thời trang
Forever 21 nộp đơn xin phá sản. Sau khi nộp đơn xin phá sản lần đầu vào năm
2019. Sau đó, chuỗi này được mua lại bởi Sparc Group, 1 liên doanh của 3 công
ty Authentic Brands Group, Simon Property và Brookfield Asset Management.
Tháng 1/2025, Sparc Group sáp nhập với chuỗi bán lẻ JCPenney
để tạo thành Catalyst Brands. Theo Reuters, JCPenney là hệ thống bán lẻ được đồng
sở hữu bởi tập đoàn bất động sản Simon Property và một số doanh nghiệp vận hành
các trung tâm thương mại kể từ năm 2020.
Hiện nay, nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ của Forever 21
được Authentic Brands Group nắm giữ. Ông Jamie Salter, CEO của Authentic
Brands, “tiết lộ” vào năm 2024 rằng quyết định mua lại Forever 21 “là sai lầm lớn
nhất” của ông.
Tuy đã nộp đơn phá sản, Forever 21 cho biết các cửa hàng và
trang web của công ty tại Mỹ vẫn mở cửa và tiếp tục phục vụ khách hàng; và các
cửa hàng bên ngoài nước Mỹ không bị ảnh hưởng. Bởi vì các cửa hàng bên ngoài Mỹ
được điều hành bởi các công ty trong hợp đồng nhượng quyền với Forever 21 và
không thuộc phạm vi của hồ sơ xin phá sản năm 2025.
Tập đoàn IHH Healthcare Bhd đang xem xét mở rộng sang các thị trường tiềm năng mới như Indonesia và Việt Nam, trong bối cảnh tập đoàn này tiếp tục mở rộng quy mô nhằm bù đắp chi phí chăm sóc sức khỏe đang gia tăng trong khu vực.
Amazon Prime Day 2025 là một trong những sự kiện giảm giá được chờ đợi nhất. Theo dự báo của Adobe Analytics công bố ngày 7/7, chi tiêu trực tuyến dự kiến sẽ tăng vọt lên 23,8 tỷ USD trên khắp các nhà bán lẻ tại Mỹ trong sự kiện giảm giá này.
Sự thành công của chiêu tiếp thị "hộp mù" ở Trung Quốc đang thúc đẩy các doanh nghiệp khác ngoài đồ chơi và hàng hóa cung cấp dịch vụ theo cách tương tự và không thể đoán trước, khi mà người tiêu dùng luôn tìm kiếm cảm giác phấn khích và mong đợi khi đi ăn hay đi du lịch.
Tập đoàn IHH Healthcare Bhd đang xem xét mở rộng sang các thị trường tiềm năng mới như Indonesia và Việt Nam, trong bối cảnh tập đoàn này tiếp tục mở rộng quy mô nhằm bù đắp chi phí chăm sóc sức khỏe đang gia tăng trong khu vực.
Amazon Prime Day 2025 là một trong những sự kiện giảm giá được chờ đợi nhất. Theo dự báo của Adobe Analytics công bố ngày 7/7, chi tiêu trực tuyến dự kiến sẽ tăng vọt lên 23,8 tỷ USD trên khắp các nhà bán lẻ tại Mỹ trong sự kiện giảm giá này.
Sự thành công của chiêu tiếp thị "hộp mù" ở Trung Quốc đang thúc đẩy các doanh nghiệp khác ngoài đồ chơi và hàng hóa cung cấp dịch vụ theo cách tương tự và không thể đoán trước, khi mà người tiêu dùng luôn tìm kiếm cảm giác phấn khích và mong đợi khi đi ăn hay đi du lịch.