Về ý kiến người dân và cán bộ thuế nhiều địa phương cho biết đang lúng túng với việc “xác định giá đúng”, Bộ Tài chính cho biết, Tổng cục Thuế đã có công văn số 1381/TCT-DNNCN ngày 28/4/2022 về triển khai các giải pháp chống thất thu trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản và công văn số 1488/TCT-KTNB ngày 10/5/2022 về việc bổ sung hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ và công tác phòng chống tham nhũng năm 2022.
Theo đó đề nghị Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan có liên quan thực hiện các nội dung nêu tại Công văn 3849/BTC-TCT ngày 28/4/2022 của Bộ Tài chính; chỉ đạo quán triệt các phòng, đội tham gia công tác xử lý hồ sơ chuyển nhượng bất động sản thực hiện nghiêm túc các quy định về trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính;
Xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề về tính liêm chính của cán bộ thuế trong công tác chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản; có biện pháp xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp xử lý đối với hành vi trốn thuế trong hoạt động chuyển nhượng, kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.
Về đề xuất ban hành quy trình hướng dẫn cụ thể trình tự cách xử lý, trách nhiệm của cơ quan thuế, Bộ Tài chính cũng thông tin: “Tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế và quy trình về quản lý thuế hiện hành đã có hướng dẫn liên quan về trình tự cách xử lý, trách nhiệm của cơ quan thuế. Do đó không cần phải ban hành quy trình riêng để hướng dẫn cụ thể trong trường hợp người nộp thuế kê khai giá chuyển nhượng bất động sản thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế”.
Trong thời gian tới Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) sẽ chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu đầy đủ, chính xác về nghĩa vụ và lợi ích trong việc thực hiện nộp thuế chuyển nhượng bất động sản; những rủi ro, trách nhiệm khi kê khai giá không đúng, đồng thời tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đã giao dịch và kê khai thuế để làm căn cứ tính thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Về lâu dài, Bộ Tài chính kiến nghị cấp có thẩm quyền trong thời gian tới thực hiện một số giải pháp như: Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản để sửa đổi, bổ sung đảm bảo thống nhất, đồng bộ.
Cấp thẩm quyền cần bổ sung quy định giao dịch chuyển nhượng bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng để minh bạch trong kiểm soát giao dịch của các ngành, phục vụ công tác quản lý giao dịch tài sản, bất động sản của các chủ thể trong xã hội của các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc