Tại khu vực hàng rào dự án, hình ảnh thương hiệu của chủ đầu tư trước đó – Viva Land cũng đã được gỡ bỏ, thay vào đó là hàng rào mới với tên chủ đầu tư mới của dự án là Công ty TNHH Saigon Glory.
Website của Viva Land thời gian qua cũng đã ẩn hết thông tin các dự án mà công ty này tham gia phát triển, quản lý.
Viva Land được biết đến là đối tác thân cận của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTPGroup), sau một thời gian rầm rộ về việc hồi sinh lại siêu dự án IFC One Saigon vào đầu tháng 9 thì đến nay, động tĩnh về các dự án của Viva Land trở nên im ắng, website của doanh nghiệp chỉ còn lại dòng giới thiệu ngắn gọn: “Các dự án của chúng tôi – Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi chú trọng vào việc tạo ra những không gian đẳng cấp, xanh và bền vững cho cộng đồng”.
The Spirit Of Saigon tọa lạc tại “siêu tứ giác” 4 đường lớn Lê Thị Hồng Gấm - Calmette - Phạm Ngũ Lão - Phó Đức Chính, đối diện chợ Bến Thành, ngay nhà ga metro số 1.
Ban đầu dự án có tên gọi The Spirit of Saigon thuộc sở hữu của Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco, vốn đầu tư 500 triệu USD. Đến năm 2013, dự án ngừng thi công trong nhiều năm trước khi về tay Masterise Homes theo tên gọi là One Central HCM. Vào đầu năm 2022 hàng rào thi công bên ngoài dự án được đổi tên chủ đầu tư thành Viva Land, cùng tên gọi mới là Pearl.
Theo thiết kế ban đầu, dự án cao 224 m, gồm 2 tòa tháp được kết nối bởi khối đế bán lẻ. Tòa tháp 55 tầng West Tower gồm 37,400 m2 sàn khách sạn Ritz Carlton 250 phòng, 17,800 m2 sàn văn phòng hạng A; tòa tháp 48 tầng East Tower gồm 58,400 m2 sàn, chia thành 350 căn hộ hạng sang.
Sau biến cố xảy ra tại Vạn Thịnh Phát, Viva Land đã ẩn hết thông tin về dự án này và đến nay thì hình ảnh cùng tên gọi cũ của dự án xuất hiện trở lại chủ cũ Bitexco.
Theo đó, tại website của Bitexco hiện nay cho biết, dự án có quy mô bằng bằng 8,600 m2; bao gồm hai tòa tháp được nối với nhau bằng khối đế và được bố trí cách xa nhau. Tòa tháp phía Tây cao 55 tầng bao gồm các tầng văn phòng cho thuê ở nửa dưới và khách sạn ở nửa trên. Tháp phía Đông cao 48 tầng bao gồm các căn hộ, với dịch vụ cung cấp bởi khu khách sạn thông qua kết nối phần đế và tầng hầm. Đối tác tổng thầu thi công là Coteccons Group.
“Dự án với thiết kế độc đáo, sẽ trở thành điểm nhấn kiến trúc của thành phố Hồ Chí Minh sau khi hoàn thiện. Bao gồm 2 tòa tháp được nối với nhau bằng khối đế và được bố trí cách xa nhau. Hình khối kiến trúc của hai tòa tháp hiện đại nhưng vẫn giàu ẩn chứa vẻ truyền thống của dân tộc. Hai tòa tháp mang dáng dấp hai con rồng biểu tượng của dân tộc Việt Nam, mỗi “con rồng” có một tầm nhìn thoáng rộng ra khắp thành phố. Hình ảnh hai con rồng bay lượn vươn cao trong bầu trời, miệng ngậm hai viên ngọc thể hiện hùng hồn vẻ đẹp của sức sống mới, sự phát triển mới, vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam”, thông tin Bitexco giới thiệu.
Một số hình ảnh về dự án Tứ giác Bến Thành sau khi được “thay đổi lớp áo hàng rào”
Trong một diễn biến khác liên quan tới việc huy động vốn của Bitexco, vào giữa tháng 10/2022, đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Saigon Glory - công ty con do Bitexco nắm 100% vốn, ông Vũ Quang Bảo - Chủ tịch HĐTV Saigon Glory cho biết về kế hoạch mua lại trước hạn toàn bộ 10 ngàn tỷ đồng trái phiếu được phát hành trong năm 2020.
Saigon Glory được Bitexco thành lập năm 2018 với vốn điều lệ 7,000 tỷ đồng đồng, có nhiệm vụ quản lý và phát triển các dự án, trong đó dự án trọng điểm là khu văn phòng – thương mại – dịch vụ - căn hộ ở - khách sạn 6 sao và văn phòng khách sạn khu tứ giác Bến Thành (tên thương mại là The Spirit of Saigon). Theo công văn ngày 11/03/2020 của Sở Xây dựng TPHCM về bán nhà ở hình thành trong tương lai, dự án đã được cấp mở bán 214 căn hộ ở.
Năm 2020, thông qua 10 đợt phát hành, Saigon Glory huy động 10 ngàn tỷ đồng trái phiếu nhằm tăng quy mô vốn hoạt động, thực hiện các chương trình, dự án đầu tư và cơ cấu lại các khoản nợ của Công ty. Trước thời điểm huy động trái phiếu, hai năm liền 2018 – 2019, Saigon Glory đều không phát sinh doanh thu và kinh doanh thua lỗ lần lượt 3 và 133 tỷ đồng.
Theo FILI
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc