Thứ bảy, 20/04/2024

Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank có ảnh hưởng gì đến Việt Nam?

13/03/2023 9:53 AM (GMT+7)

Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) đã gây ra một cơn hoảng loạn trong cộng đồng đầu tư mạo hiểm và nguồn cơn của sự sụp đổ này được cho là đến từ động thái nâng lãi suất của Fed.

Điều này làm dấy lên lo ngại sự việc này có gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng hay không?

TS. Nguyễn Hữu Huân – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM nhận định nhìn chung, cũng sẽ có tâm lý lan truyền về sự sụp đổ, có thể Silicon Valley Bank không phải là ngân hàng duy nhất ở Mỹ đang gặp khó khăn, bởi vì xu hướng đầu tư trái phiếu của các ngân hàng ở Mỹ rất nhiều. Đây là điều không tách bạch giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư mà gây ra tình trạng này.

Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank có ảnh hưởng gì đến Việt Nam? - Ảnh 1.

TS. Nguyễn Hữu Huân - Giảng viên Trường Đại học kinh tế TPHCM

Năm 2007-2009, sau cuộc khủng hoảng về ngân hàng, mọi quy định về ngân hàng không thay đổi trên toàn thế giới và đặc biệt là ở Mỹ, thì khả năng xảy ra sự sụp đổ tiếp theo chỉ là vấn đề thời gian. Cũng chính vì không thay đổi những quy định về kiểm soát rủi ro, thì sự sụp đổ của Silicon Valley Bank là một dấu hiệu cảnh báo khả năng về cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra. Và nhiều khả năng có thể mang lại hiệu ứng domino ở Mỹ.

Và sự việc tại SVB lần này cũng tương tự giai đoạn 2007-2009, nó cũng sẽ tác động đến Việt Nam nhưng sẽ có độ trễ hơn.

Ở Việt Nam, các ngân hàng hiện nay cũng đang gặp tình trạng tương tự khi vẫn huy động vốn ngắn hạn để mua trái phiếu. Và những ngân hàng đang đứng đầu bảng về huy động lãi suất hiện nay đều là những ngân hàng đang kinh doanh trái phiếu nhiều. Do kinh doanh trái phiếu nhiều như vậy, nên khi người dân rút tiền ngắn hạn, sẽ gây ra việc mất thanh khoản của các ngân hàng này và buộc họ phải nâng lãi suất lên để huy động vốn. Và nó kéo theo cuộc đua lãi suất như hiện nay.

Nếu như Silicon Valley Bank sụp đổ thì khả năng các ngân hàng Việt Nam cũng có thể tiếp bước, nhưng trường hợp tại Việt Nam thì hy vọng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ đứng ra giải cứu, chứ không như trường hợp của Mỹ.

Hy vọng các ngân hàng Việt Nam có thể qua được giai đoạn này nhưng việc đáo hạn trái phiếu sẽ vẫn là gánh nặng đối với các ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng trong thời gian vừa qua phiêu lưu với câu chuyện trái phiếu bất động sản, thì vẫn đối mặt nhiều rủi ro.

Nếu như không đưa ra hướng giải quyết thỏa đáng được thị trường bất động sản sẽ thì sẽ gây ra sự sụp đổ, giống giai đoạn 2007-2009 ở Mỹ - cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ việc cho vay dưới chuẩn của thị trường bất động sản.

Các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu phần lớn không có tài sản đảm bảo, hoặc nếu có thì trong thời điểm hiện tại các tài sản này cũng gặp khó về thanh khoản do thị trường bất động sản đóng băng. Về bản chất việc này cũng là một hình thức cho vay dưới chuẩn. Như vậy, rủi ro rất lớn đối với lượng trái phiếu này. Nếu sụp đổ thị trường trái phiếu bất động sản, thì khả năng sụp đổ domino là có thể xảy ra cho toàn hệ thống tài chính của Việt Nam.

Thêm nữa, việc sụp đổ của Silicon Valley Bank cũng có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cân nhắc lại về việc nâng lãi suất theo nữa hay không. Vì Fed sẽ đánh giá lại rủi ro của hệ thống ngân hàng Mỹ hiện tại, nếu như quá nhiều ngân hàng đang gặp tình trạng tương tự thì việc tăng lãi suất sẽ gây ảnh hưởng đến các ngân hàng này.

Trước đó, nhà quản lý quỹ đầu cơ Bill Ackman đã viết trên Twitter: “Rủi ro sụp đổ và mất tiền gửi ở thời điểm này sẽ là các ngân hàng có mức an toàn vốn thấp sẽ đối mặt với nguy cơ bị rút tiền ồ ạt và sụp đổ sau đó. Hiệu ứng domino sẽ xảy ra".

Silicon Valley Bank – ngân hàng có 40 năm hoạt động tại Mỹ gây sốc khi cuối ngày 08/03 thông tin cần huy động 2.25 tỷ USD để củng cố bảng cân đối kế toán. Sự sụp đổ nhanh chóng của SVB chỉ trong 48 giờ chính là hậu quả của đợt tăng lãi suất mạnh nhất 4 thập kỷ qua nhằm ngăn chặn lạm phát của Fed.

Khi các khách hàng startup rút tiền gửi để duy trì hoạt động trong môi trường IPO và huy động vốn tư nhân bị đóng băng, SVB bắt đầu nhận ra tình trạng thiếu vốn. Ngân hàng này buộc phải bán tất cả trái phiếu sẵn sàng để bán với khoản lỗ 1.8 tỷ USD.

Kết quả, khách hàng đã rút một khoản tiền gửi đáng kinh ngạc là 42 tỷ USD tính đến cuối ngày 09/03, theo một hồ sơ công khai. Cơ quan quản lý cho biết vào cuối ngày hôm đó, SVB có số dư tiền mặt là âm 958 triệu USD, và không thể huy động đủ tài sản thế chấp từ các nguồn khác.

Silicon Valley Bank bị buộc phải dừng hoạt động vào ngày 10/03 và trở thành ngân hàng lớn nhất đóng cửa kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008.

Theo FILI

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu SCB từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động.

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu QCG đã tăng phi mã tới 89%, từ mức 9.160 đồng/CP lên tới 17.350 đồng/CP. Như vậy, chỉ trong 1 tháng, tài sản của gia đình Cường Đô La đã tăng gần 1.360 tỷ đồng, lên hơn 2.880 tỷ đồng.

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Sát giờ nghỉ trưa, VN-Index có thời điểm giảm sâu tới hơn 23 điểm khi lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện.

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, quý I/2024, kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 2,869 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của kiều hối trong 3 năm gần đây.

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (19/4) đã đảo chiều tăng trở lại do lo ngại rủi ro địa chính trị, nhà đầu tư cũng tăng nhu cầu trú ẩn với vàng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Từ đó, SHS đặt giá mục tiêu của HPG là 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21% (giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng).