Và trước hết, tái cơ cấu nền kinh tế phải bắt đầu từ tái cơ cấu doanh nghiệp, cũng theo hướng số hoá và tối ưu hoá sản xuất kinh doanh.
Yêu cầu sống còn của doanh nghiệp
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vina T&T Group, chuyên xuất khẩu các loại trái cây tươi và sơ chế sang thị trường Mỹ và Châu Âu. Sau dịch bệnh, công ty nhận được đơn hàng xuất khẩu sang thị trường này tăng 20% so với trước. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vina T& T Group cho biết: Căn cứ vào tình hình thực tế, công ty chọn lọc chứ không nhận hết các đơn hàng, để vừa khôi phục hoạt động vừa tái cơ cấu sản xuất phù hợp với tình hình mới.
“Nhu cầu của khách hàng của công ty hiện nay tăng cao nhưng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đang khó khăn do khâu logistics, các cảng, tàu bị kẹt” - ông Nguyễn Đình Tùng nói.
Cùng với tập trung sản xuất đơn hàng cuối năm để có doanh thu và giữ chân khách hàng, hầu hết doanh nghiệp đều tái cơ cấu sản xuất, từ bố trí lại nhà xưởng, dây chuyền sản xuất đến đầu tư chuyển đổi số, tự động hoá, tối ưu hoá sử dụng lao động để phù hợp với tình hình có dịch.
Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại và xuất khẩu Nam Thái Sơn chuyên sản xuất các loại túi ni-long tự hủy và bao bì thực phẩm xuất khẩu sang thị trường châu Âu, bình thường có hơn 500 lao động thì sau dịch chỉ còn sử dụng 70% lao động.
Doanh nghiệp này đã nhập máy móc để tự động hóa một số khâu, kiểm tra chất lượng bằng tia laser trong sản xuất. Đồng thời, công ty đưa vào một số phần mềm mới cho khối lao động gián tiếp, từng bước hình thành cơ sở dữ liệu để trực tuyến các khâu chào hàng, bán hàng và các giao dịch khác.
Ông Trần Việt Anh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại và xuất khẩu Nam Thái Sơn cho biết: Việc chuyển đổi số này giúp doanh nghiệp giảm được số lao động sản xuất mà năng suất tăng lên gấp nhiều lần.
“Khi không sử dụng được nhiều lao động như trước nữa thì phải có trang thiết bị phù hợp, thay đổi lại quy trình công nghệ. Trước đây, thay gì có 4 công nhân cho khâu A, B, C, D thì giờ chỉ cần công nhân A hoặc D thôi. Sự thay đổi quy trình, công nghệ, trang thiết bị, công nghệ tự động mang tính số hóa tăng, dẫn đến không chỉ sử dụng ít lao động mà còn đưa thu nhập của số lao động còn lại tăng cao” - ông Trần Việt Anh chia sẻ.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định việc chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu doanh nghiệp phải làm và càng bức thiết hơn sau dịch bệnh. Chuyên gia kinh tế, TS. Huỳnh Thanh Điền cho rằng: Sau dịch bệnh, các hình thức mua bán, đặt hàng, marketing cũng đã thay đổi nhiều, giảm yếu tố tiếp xúc trực tiếp nên doanh nghiệp phải thiết kế, định vị lại sản phẩm.
“Khi sản xuất 1 linh kiện hay 1 sản phẩm nào đó cho doanh nghiệp khác, trong bối cảnh hiện nay là hạn chế tiếp xúc muốn khách đặt hàng thì phải cho khách hàng kiểm tra chất lượng. Trước đây, họ cử chuyên gia sang nhà máy làm việc này nhưng bây giờ doanh nghiệp cần tích hợp hệ thống sản xuất kết nối internet, sử dụng điện toán đám mây, đưa thông số chất lượng lên, thì khách hàng có thể kiểm định từ xa” - TS. Huỳnh Thanh Điền phân tích.
Trong tái cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp, việc chuyển đổi số của doanh nghiệp là tất yếu, là cần thiết nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện chuyển đổi ngay và nếu có điều kiện thì cũng không thể chuyển đổi tất cả các khâu. Tái cơ cấu và chuyển đổi số trong doanh nghiệp cần có thời gian và những điều kiện cụ thể. Tái cơ cấu kinh tế của TP.HCM cũng vậy, cần chọn lựa, tập trung vào các trụ cột.
Tái cơ cấu kinh tế với mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Trên cơ sở các dự báo xu hướng thương mại toàn cầu, định hướng phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, TP.HCM tập trung vào 2 mục tiêu. Trước mắt, TP.HCM tập trung phục hồi sản xuất, kinh doanh; khôi phục những gãy đổ chuỗi sản xuất, cung ứng, giúp những doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tái gia nhập thị trường. Về lâu dài, các hoạt động này thúc đẩy quá trình phục hồi tăng trưởng gắn với chương trình “số hóa” và tái cơ cấu nền kinh tế.
Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, Đại biểu Quốc hội khóa XV: Sau 4 tháng đại dịch, nền tảng vật chất và tinh thần của TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn, trung tâm đổi mới sáng tạo lớn của cả nước về cơ bản còn nguyên vẹn. Các hợp đồng sản xuất, kinh doanh, quan hệ kinh tế của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn và vừa, doanh nghiệp FDI cơ bản còn nguyên.
Ông Nhân kiến nghị, việc khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19 và phục hồi phát triển TP.HCM trong quý 4 năm 2021 và năm 2022 có thể bao gồm 3 nhóm giải pháp. Nhóm giải pháp thứ nhất là bổ sung 1 chương trình dài hạn và 3 chương trình ngắn hạn từ nhu cầu phòng, chống dịch của thành phố, cần gần 30.000 tỷ đồng cho 3 chương trình ngắn hạn này. Trong đó có hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể vay vốn ưu đãi, giảm lãi suất vay để bổ sung vốn lưu động với những mức vay cụ thể.
“Vấn đề lớn nhất của doanh nghiệp là không có tiền để duy trì vào lao động mới, trả lương mới chứ không phải là cơ sở vật chất vì cơ sở vật chất còn nguyên, lao động 90% sẵn sàng, thị trường có thể kết nối lại được. Rõ ràng nếu doanh nghiệp có điều kiện thanh khoản thì sẽ hoạt động trở lại. Điều kiện vật chất để phục hồi còn rất tốt” - ông Nguyễn Thiện Nhân nêu ý kiến.
Trong cơ cấu kinh tế TP.HCM, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 62% và khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 25%. Trong đó 4 ngành công nghiệp chủ lực chiếm khoảng 10% (cơ khí; chế biến thực phẩm; điện tử - viễn thông và hóa chất) và 9 nhóm ngành dịch vụ chủ lực chiếm khoảng 56%.
Trong số 4 nhóm ngành công nghiệp chủ lực và 9 nhóm ngành dịch vụ chịu thiệt hại do đại dịch Covid-19 và khả năng tự hồi phục khác nhau, nên giải pháp hỗ trợ cần lựa chọn theo 3 tiêu chí: Đóng góp nhiều vào GRDP của Thành phố, có tác động lan tỏa cao và ít có khả năng tự hồi phục. Các chuyên gia kiến nghị, Chính phủ có gói hỗ trợ doanh nghiệp sau đại dịch khoảng 250.000 tỷ đồng, tương đương 4% GDP. Nếu được hỗ trợ đúng mức, doanh nghiệp không chỉ phục hồi mà sẽ tái cơ cấu và thúc đẩy việc chuyển đổi số nhanh hơn.
Theo PGS. TS Hoàng Công Gia Khánh, Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM thì trong tái cơ cấu kinh tế, Thành phố cần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, phát triển kinh tế số gắn với mục tiêu xây dựng thành phố thông minh thông qua việc tăng tốc độ phục hồi của các doanh nghiệp, tăng năng suất cũng như năng lực cạnh tranh.
“Khuyến nghị TP.HCM mở rộng chương trình kích cầu mà thành phố đã rất thành công trong thời gian qua. Nhà nước sẽ bỏ vốn để thực hiện chính sách kích thích kinh tế số với với số vốn đầu tư mồi. Chúng ta đưa chương trình này vào chương trình kích cầu của thành phố” - PGS. TS Hoàng Công Gia Khánh nói.
Tái cơ cấu kinh tế được xem là yêu cầu thực tiễn đề ra đối với TP.HCM. Tái cơ cấu theo hướng kinh tế số, xã hội số, từng bước phát triển các ngành nghề ít thâm dụng lao động, có hàm lượng chất xám cao, sử dụng quỹ đất thấp, phù hợp với định hướng phát triển của thành phố.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế số, Chính phủ đã đặt ra 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp nền tảng
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Ban chỉ đạo cải cách hành chính, Ban chỉ đạo chuyển đổi số và Ban chỉ đạo đề án 06 tại TP.HCM hợp nhất thành Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và đề án 06 TP.HCM do ông Phan Văn Mãi Chủ tịch UBND TP.HCM làm Trưởng ban.