Thứ bảy, 27/04/2024

Tài sản thế chấp ngân hàng đại hạ giá, vẫn 'ế'

27/11/2023 10:27 AM (GMT+7)

Càng về cuối năm, các ngân hàng càng đẩy mạnh rao bán bất động sản là tài sản thế chấp để xử lý nợ xấu. Dù nhiều tài sản đã giảm giá tới 50% nhưng vẫn “ế”.

Trong bối cảnh khó khăn, nhiều ngân hàng liên tục rao bán các bất động sản là tài sản thế chấp, bao gồm căn hộ, nhà nguyên căn, nhà xưởng, … để “thu hồi” các khoản nợ xấu tồn đọng. Mới đây, ngân hàng BIDV tổ chức đấu giá quyền sử dụng hơn 1.130m2 đất dùng để xây dựng khu thương mại, dịch vụ (tại phường 12, Q.6, TP.HCM) với giá khởi điểm hơn 72,8 tỷ đồng. Đáng nói, đây là lần thứ 14 tài sản này được rao bán.

Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Agribank cũng thông báo tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tọa lạc tại địa chỉ số 110 phố Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là tài sản đảm bảo cho khoản vay của Cty TNHH Ajmal Việt Nam tại Agribank chi nhánh Hà Thành. Thửa đất có diện tích 100,8 m2, nhà ở riêng lẻ trên đất có diện tích sàn 205,2 m2. Giá khởi điểm cho tài sản trên là 30,6 tỷ đồng (chưa bao gồm VAT).

Được biết, lần đầu tiên bất động sản này được Agribank chào đấu giá là cuối tháng 8/2022, với giá khởi điểm 60,5 tỷ đồng. Như vậy, mức giá khởi điểm trong lần này đã giảm một nửa. Trước đó, hồi cuối tháng 9, Agribank cũng từng chào đấu giá một căn nhà khác ở phố cổ Hà Nội, tại số 19 Hàng Chiếu (Hoàn Kiếm, Hà Nội) với diện tích 160m2. Tài sản có giá khởi điểm 64,3 tỷ đồng, giảm gần 43 tỷ đồng so với lần đầu được chào đấu giá vào tháng 8/2022.

Ngân hàng Vietinbank cũng thông báo bán đấu giá khoản nợ lần thứ 6 của Cty CP Tấn Lộc với giá khởi điểm hơn 7,2 tỷ (giá đã bao gồm VAT). Tài sản đảm bảo cho khoản nợ gồm các quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột và khu đất tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM. Trước đó, vào tháng 12 năm ngoái, khối tài sản này đã được Vietinbank thông báo đấu giá lần đầu tiên với mức giá khởi điểm hơn 11,74 tỷ đồng, ngang bằng với dư nợ gốc.

Tài sản thế chấp ngân hàng đại hạ giá, vẫn 'ế' - Ảnh 1.

Thị trường bất động sản còn khó khăn khiến ngân hàng xử lý nợ xấu bất động sản không dễ Ảnh: Như Ý

Bên cạnh nhóm 4 ngân hàng quốc doanh, một số ngân hàng thương mại cổ phần cũng liên tiếp đưa ra bán các tài sản đảm bảo là bất động sản. Cụ thể, Ngân hàng Sacombank thông báo bán hàng loạt khoản nợ xấu có giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng, trong đó có các sản phẩm thuộc dự án căn hộ Xi Grand Court ở quận 10 (TP.HCM) và tại dự án Khu công nghiệp Phong Phú (Bình Chánh, TPHCM). Đây là lần thứ 5 Sacombank đấu giá khoản nợ này. Giá khởi điểm ngân hàng đưa ra là 7.934 tỷ đồng, giảm hơn 1.700 tỷ đồng (tương đương giảm 18%) so với thông báo đấu giá hồi tháng 8/2022. Tuy nhiên, so với dư nợ gốc, lãi, mức giá khởi điểm này chỉ bằng một nửa.

Bán “ế” vì sao?

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, với khoảng 70% tài sản đảm bảo là bất động sản, việc xử lý nợ xấu tại các ngân hàng phần nhiều phụ thuộc vào thị trường bất động sản. Rủi ro nợ xấu ngày càng gia tăng buộc ngân hàng phải liên tục rao bán hàng nghìn tài sản bảo đảm với mức chiết khấu hấp dẫn nhưng vẫn khó thanh khoản. Mua bất động sản phát mãi có thể là cơ hội để sở hữu món “hời”, thế nhưng đồng thời người mua cũng đối mặt rủi ro.

Theo ông Đính, hiện tổng trị giá bất động sản thế chấp tại các ngân hàng chiếm khoảng 70% tổng tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Tại nhiều nhà băng, tỷ lệ này thậm chí lên đến 80-90% và lớn hơn nhiều lần tổng dư nợ cho vay. Do đó, bất động sản thường là tài sản được các tổ chức tài chính đem ra phát mãi nhiều nhất khi khách hàng vay vốn vì nhiều lý do không trả được nợ.

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đến ngày 30/9/2023 đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022, chiếm tỷ trọng 21,4% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Đáng chú, tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản đến cuối tháng 9 đã tăng lên 2,89%, cao hơn nhiều so với mức ghi nhận vào cuối năm 2022 là (1,72%).

Thời gian gần đây, tình hình kinh tế không mấy khả quan khiến hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ gặp khó, tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ của khách hàng, khiến rủi ro nợ xấu gia tăng.

Ông Đính cho rằng, mặt bằng giá bất động sản giảm khiến các tài sản thế chấp là bất động sản tại các nhà băng cũng bị hạ giá sau những lần định giá lại tài sản định kỳ, buộc khách hàng vay phải nộp tài sản bổ sung để đảm bảo khoản nợ. Hiện tại, các doanh nghiệp gặp khó khăn thanh toán nợ tín dụng do hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng.

Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành bất động sản, phụ thuộc phần lớn vào vốn vay ngân hàng, càng không có khả năng tài chính để bổ sung phần nợ thiếu hụt. Trong khi đó, khách hàng cá nhân trước sức ép tài chính do bị chôn vốn ở các tài sản đầu tư, mất việc làm, bị giảm thu nhập... cũng không thể tiếp tục bổ sung tài sản, thanh toán các khoản lãi phát sinh.

“Dù rao bán nhiều lần với mức chiết khấu ngày càng hấp dẫn, nhiều bất động sản phát mãi vẫn ít người mua. Một phần do khách quan, thị trường, của nền kinh tế nói trên. Một phần do việc định giá phát mãi tài sản không dựa theo giá trị thực tế mà tính cả gốc và lãi nên việc bán các tài sản này ngày càng khó”, ông Đính nói.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng thừa nhận, việc thanh lý tài sản vừa qua khó khăn. Rất nhiều khoản đảm bảo trị giá lớn liên quan tới bất động sản nhưng thị trường lại gần như đóng băng. “Định giá phát mại tài sản không theo trị giá thực tế, mà tính gộp cả gốc và lãi thì sao bán được. Mỗi lần giảm cũng chỉ được 5-10%, do đó có tài sản đấu giá trên 2 năm mới bán được”, ông Hùng cho hay.

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Trả lời cổ đông tại đại hội về sự vụ gần đây liên quan đến chủ thẻ thẻ tín dụng nợ hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền CEO Eximbank cho biết đây là một bài học lớn.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

Hệ thống KRX lại "lỗi hẹn" vận hành vào ngày 2/5 tới, vì sao?

Hệ thống KRX lại "lỗi hẹn" vận hành vào ngày 2/5 tới, vì sao?

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE đưa hệ thống KRX vào vận hành chính thức vào 2/5 tới.

HDBank lần đầu “bật mí” chi tiết về sức khỏe HD SAISON

HDBank lần đầu “bật mí” chi tiết về sức khỏe HD SAISON

Tính đến 31/12/2023, tổng tài sản của HD Saison đạt 17.593 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng đạt 16.086 tỷ đồng. Hệ số an toàn vốn (CAR) tỷ lệ an toàn vốn cuối năm 2023 là 22,5%, cao hơn 13,5% so với quy định tối thiểu 9,0% của Ngân hàng Nhà nước.