Vì thế, với nhiều trường hợp vi phạm, ngành chức năng ở Tây Ninh chỉ xử phạt được người bán mà chưa phạt được thủ phạm là người sản xuất.
Tỉnh Tây Ninh hiện có 10 công ty sản xuất phân bón; 479 cơ sở kinh doanh với 1.305 sản phẩm lưu thông trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có khoảng 154 sản phẩm do công ty trong tỉnh sản xuất; 1.151 sản phẩm của công ty ngoài tỉnh sản xuất.
Như thế, số lượng doanh nghiệp sản xuất phân bón tại tỉnh Tây Ninh chỉ chiếm số ít, mà phần lớn là các đơn vị ở các tỉnh thành lân cận.
Thời gian qua, nhiều mặt hàng vật tư nông nghiệp liên tục tăng giá, gây khó khăn cho nông dân.
Để phòng tránh trường hợp đầu cơ găm hàng hoặc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng; Sở NNPTNT Tây Ninh đã tiến hành nhiều đợt thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư trên địa bàn tỉnh.
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2021 mới đây của Sở NNPTNT Tây Ninh cho biết, ngành chức năng đã thực hiện 9 cuộc thanh, kiểm tra tại 2 công ty sản xuất và 170 cơ sở kinh doanh; lấy 298 mẫu phân bón, thuốc BVTV để kiểm nghiệm.
Kết quả cho thấy có 20/172 cơ sở vi phạm điều kiện kinh doanh, nhãn hàng hóa; và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng.
Cơ quan thanh tra đã xử phạt vi phạm hành chính 51 trường hợp với tổng số tiền hơn 490 triệu đồng.
Ông Phùng Văn Hiệu, nông dân trồng lúa ở huyện Châu Thành kể, trong số các loại phân bón hóa học, phân NPK dễ bị làm giả nhất.
Dù có kinh nghiệm canh tác lâu năm, ông Hiệu cũng khó phân biệt được đâu là hàng giả, kém chất lượng. "Có khi bón phân xuống nhưng nhiều ngày sau, hạt phân vẫn còn nguyên. Có khi nửa tháng sau khi bón phân, cây trồng vẫn không phát triển", ông Hiệu nói.
Theo ông Nguyễn Thế Tân - Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Tây Ninh, Nghị định 15 năm 2010 của Chính phủ quy định, mức phạt tiền từ 40-150 triệu đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón giả có giá trị tương đương với hàng thật từ 30-100 triệu đồng.
Còn hành vi buôn bán kinh doanh phân bón giả có giá trị tương đương với hàng thật từ 1-50 triệu thì bị xử phạt từ 1-100 triệu đồng.
Tuy nhiên, không ít vụ vi phạm khó xử lý dứt điểm hoặc việc xử lý kéo dài do vướng mắc nhiều trình tự thủ tục trong điều tra tố tụng. Thêm nữa, mức xử phạt đối với hành vi buôn bán phân bón giả vẫn thấp hơn mức lợi nhuận thu được.
Ông Tân cũng là người đang tham gia sản xuất nông nghiệp ở Tây Ninh. Ông Tân cho biết: "Dù đã có quy định rõ ràng nhưng việc áp dụng chưa đủ sức răng đe để người ta cảm thấy sợ, và không thực hiện những hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả".
Không chỉ phân bón mà một số loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ cũng tăng giá rất nhanh trong thời gian gần đây.
Ông Trần Ngọc Thịnh ở TX. Trảng Bàng kể, cỏ dại là vấn đề nan giải của nhà nông, nhất là khi bước vào mùa vụ mới. Thông thường, nông dân phải dùng thuốc diệt cỏ trước khi trồng. Sau đó, nông dân phải phun xịt lần nữa vào cuối mùa mưa để diệt cỏ dại, chống cháy mùa khô.
Khi hoạt chất diệt cỏ Glyphosate bị cấm sử dụng ở trong nước, người dân chuyển qua sử dụng hoạt chất Glufosinate Amonium. Tuy nhiên, mặt hàng này khan hiếm nên giá bán tăng gần 230% so với năm trước.
"Mỗi năm, người dân phải tốn hơn 2 triệu đồng tiền khai hoang, diệt cỏ đã là quá cao. Giá thuốc bảo vệ thực vật không giảm khiến người dân gặp rất nhiều khó khăn", ông Thịnh nói.
Ông Nguyễn Đình Xuân – Giám đốc Sở NNPTNT Tây Ninh cho biết, đã có nhiều doanh nghiệp liên hệ với Sở, đề nghị cho phép hoạt động trở lại hoạt chất Glyphosate. Đây là chất diệt cỏ có giá thấp và hiệu quả.
Trong nước không cho phép sử dụng chất Glyphosate nhưng các nước lân cận như Thái Lan, Campuchia không cấm. Vì người dân có nhu cầu cao, nhiều đối tượng tìm cách tuồng hàng sang Việt Nam. Sở NNPTNT rất vất vả trong việc chống hàng lậu.
Với phân bón, quy định pháp luật cũng chưa có chế tài xử phạt các công ty bán hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nếu công ty đó không nằm trên địa bàn Tây Ninh.
Ông Xuân kể, hiện nay, ngành chức năng vẫn đang xử phạt các đại lý trong khi đại lý mua bán có hóa đơn đàng hoàng.
"Sau khi thanh, kiểm tra, nếu thấy sản phẩm không đạt chất lượng hoặc là hàng giả thì lực lượng chức năng chỉ phạt người bán mà không xử phạt được thủ phạm là người sản xuất", ông Xuân nói.
Những lần như thế, Sở NNPTNT đều báo cáo lên Bộ NNPTNT, đồng thời gửi công văn đến các địa phương nơi công ty đặt trụ sở sản xuất. Tuy nhiên kết quả xử lý chưa dứt điểm.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp đó nằm ở tỉnh Tây Ninh nhưng gây hại ở tỉnh khác cũng rất khó xử lý. "Đa số các doanh nghiệp sản xuất ở tỉnh này nhưng đem bán ở tỉnh khác để tránh bị xử phạt, thậm chí là tránh bị khởi tố", ông Xuân nói.
Hiện Bộ NNPTNT đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trồng trọt. Dự thảo Nghị định đề xuất mức xử phạt lên đến 200 triệu đồng đối với vi phạm về phân bón giả, kém chất lượng.
Vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, năng suất cây trồng cho nông dân; ảnh hưởng ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị sản xuất, kinh doanh chân chính.
"Vì thế, ngoài việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm từ cơ quan chức năng, chính sách pháp luật cần sớm có chế tài xử phạt đủ mạnh để ổn định và minh bạch thị trường", ông Xuân đề nghị.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.