Cánh đồng thuộc khu phố An Thới, phường An Tịnh (TX.Trảng Bàng) là nơi có diện tích trồng kiệu lớn nhất, và cho năng suất cao nhất ở Tây Ninh. Năm nay, với giá bán 25.000 đồng/kg, 1ha trồng kiệu giúp nông dân thu lợi nhuận 200 triệu đồng.
Ngày thường, cánh đồng rộng hàng trăm ha ở khu phố An Thới cũng trồng lúa và hoa màu như bao cánh đồng khác.
Chỉ đến những tháng cuối năm, khu vực này mới xuất hiện những vuông đất trồng kiệu. Và từ giữa tháng chạp âm lịch trở đi, hàng chục hộ nông dân tất bật cho vụ thu hoạch kiệu duy nhất trong năm.
Ông Hồ Văn Khang - Phó Chủ tịch Hội Nông dân TX.Trảng Bàng kể, từ vài thập niên trước, khu vực An Thới chỉ có vài hộ dân trồng kiệu.
Nhận thấy thổ nhưỡng nơi đây thích hợp cho cây kiệu phát triển, nên cứ vào vụ đông xuân là cây kiệu lại xuống giống. Đến nay đã có khoảng 40 hộ dân trồng kiệu.
Cánh đồng kiệu ở khu phố An Thới, phường An Tịnh (TX.Trảng Bàng). Ảnh: Trần Khánh
Từ tháng giêng đến tháng 7 âm lịch, nơi đây vẫn chuyên canh các loại cây rau màu như bầu, bí, dưa leo, khổ qua, đậu đũa.
Đến tháng 8 âm lịch, các hộ dân bắt đầu lên luống để trồng kiệu. Nông dân trồng khoảng 4 tháng là thu hoạch để bán tết.
Ông Phạm Công Để, nông dân trồng kiệu lâu năm ở An Thới cho biết, cây kiệu tương đối khó trồng vì kén chọn đất; không chịu ngập úng.
Gần như chỉ có khu vực An Thới mới thích hợp trồng kiệu. Củ kiệu nơi đây có màu trắng sáng, dễ bóc tách khỏi đất trồng khi thu hoạch.
"Cây kiệu ở các khu vực lân cận không đạt năng suất nên diện tích trồng cũng không đáng kể", ông Để nói.
Khu phố An Thới đang có 4 Tổ hợp tác trồng trọt. Ông Để hiện đang là tổ trưởng của 1 trong 4 tổ hợp tác ở địa phương.
Kiệu được bó thành bó nhỏ, khoảng 1kg/bó. Ảnh: Trần Khánh
Ông Để nhẩm tính, 1 kg củ kiệu giống có thể sản xuất 20-25 kg củ kiệu thương phẩm. 1ha đất cần khoảng 1.000 kg củ kiệu giống. Tổng vốn đầu tư cho một ha trồng kiệu khoảng 175 triệu đồng.
Với giá bán bình quân 25.000 đồng/kg, người trồng kiệu có thể thu lợi nhuận hơn 200 triệu đồng/ha.
Trồng kiệu tốn chi phí cao, nhiều công chăm sóc, thời gian trồng lại dài hơn các loại hoa màu khác. "Tuy nhiên, lợi nhuận từ trồng kiệu thường cao hơn gấp đôi nên hấp dẫn người trồng", ông Để nói.
Mở rộng diện tích trồng kiệu
Các loại bệnh hại thông thường trên cây kiệu chủ yếu là bệnh cháy lá, thúi củ khi xuất hiện những cơn mưa trái mùa.
Nhờ kinh nghiệm trồng kiệu lâu năm và luôn chủ động phòng ngừa nên hầu như chưa năm nào ông Để gặp thiệt hại. Giá bán củ kiệu năm nay vẫn duy trì ổn định như năm ngoái nên người trồng vẫn có thu nhập khá.
Ông Hồ Văn Khang - Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Trảng Bàng cho biết, tiết trời năm nay thích hợp cho cây kiệu làm củ.
Cuối năm cũng là thời điểm nông dân xuống giống kiệu đại trà, với diện tích lớn nhưng hầu như không gặp khó khăn trong tiêu thụ.
Có lẽ do củ kiệu là món ăn truyền thống trong dịp Tết. Củ kiệu sau khi sơ chế có thể sử dụng lâu dài, lại dễ bảo quản. Vì thế giá bán kiệu luôn ở mức cao.
Nhiều hội viên nông dân ở khu phố An Thới trông chờ vào vụ trồng kiệu duy nhất trong năm.
Kiệu được rửa sạch trước khi giao cho thương lái. Ảnh: Trần Khánh
Thu nhập khá từ trồng kiệu giúp bà con cải thiện thu nhập sau những ngày vất vả với các loại rau màu khác trong mùa dịch Covid-19.
Thực tế là do ảnh hưởng dịch Covid-19, diện tích trồng kiệu năm nay có phần sụt giảm. Nhưng nông dân ở An Thới vẫn nỗ lực duy trì sản xuất, vẫn xuống giống để kịp phục vụ thị trường tết.
Củ kiệu An Thới chủ yếu tiêu thụ ở các chợ đầu mối TP.HCM. Loại cây trồng này cần nhiều vốn nhưng khi ít bị thua lỗ. "Đây cũng là nghề truyền thống đã giúp nhiều hộ nông dân ở An Thới thoát nghèo", ông Khang tâm sự.
Vùng trồng kiệu ở An Thới có diện tích khoảng 40ha. Hiện nay, nhiều hộ nông dân ở An Thới đang cần thêm nguồn vốn để mở rộng diện tích trồng kiệu.
Trong hơn 30 hộ dân trồng kiệu ở khu phố An Thới, Hội Nông dân phường An Tịnh đã hỗ trợ cho 15 hộ dân vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
"Tới đây, Hội Nông dân sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho 10 hộ hội viên nông dân vay vốn theo chương trình giải quyết việc làm để phát triển mô hình trồng kiệu truyền thống ở địa phương", ông Khang chia sẻ thêm.
Giá vàng hôm nay 3/5, giá vàng thế giới tăng nhẹ gần 44 USD/ounce, ở trong nước vẫn “án binh bất động”. Vàng SJC neo cao, chênh lệch với giá thế giới lên tới gần 20 triệu đồng/lượng.
Đồng USD hướng đến mức tăng hàng tuần thứ ba liên tiếp khi có dấu hiệu tiến triển trong các cuộc đàm phán giữa Washington với một số đối tác thương mại và dữ liệu tốt hơn dự kiến đã làm dịu đi mối lo ngại về đầu tư vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giá vàng hôm nay 2/5 trên thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần, do nhiều yếu tố cùng tác động. Một phần đến từ những tín hiệu tích cực về quan hệ thương mại giữa các nước lớn, khiến nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra.
Một chiếc bánh mềm mịn màu xanh lá dứa đã trở thành món ăn chính hàng ngày ở Singapore, từ các tiệm bánh nhỏ đến các nhà hàng cao cấp. Nhưng một gia đình Singapore đã mở cửa hàng tại sân bay Changi và giờ đây chiếc bánh được du khách mang ra khắp các nước Châu Á.
Giá vàng hôm nay 3/5, giá vàng thế giới tăng nhẹ gần 44 USD/ounce, ở trong nước vẫn “án binh bất động”. Vàng SJC neo cao, chênh lệch với giá thế giới lên tới gần 20 triệu đồng/lượng.
Đồng USD hướng đến mức tăng hàng tuần thứ ba liên tiếp khi có dấu hiệu tiến triển trong các cuộc đàm phán giữa Washington với một số đối tác thương mại và dữ liệu tốt hơn dự kiến đã làm dịu đi mối lo ngại về đầu tư vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giá vàng hôm nay 2/5 trên thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần, do nhiều yếu tố cùng tác động. Một phần đến từ những tín hiệu tích cực về quan hệ thương mại giữa các nước lớn, khiến nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra.
Một chiếc bánh mềm mịn màu xanh lá dứa đã trở thành món ăn chính hàng ngày ở Singapore, từ các tiệm bánh nhỏ đến các nhà hàng cao cấp. Nhưng một gia đình Singapore đã mở cửa hàng tại sân bay Changi và giờ đây chiếc bánh được du khách mang ra khắp các nước Châu Á.