Thời gian nghỉ Tết kéo dài, vì vậy một chuyến đi khám phá các địa điểm du lịch Tết Hà Nội sẽ là lựa chọn phù hợp để du khách nghỉ ngơi, thư giãn, “nạp” năng lượng cho một khởi đầu mới đầy niềm vui.
Tết
đến xuân về, hòa trong không khí náo nức du lịch miền Bắc nói chung, du lịch Hà
Nội nói riêng, người người lại xúng xính áo quần du xuân, sắm Tết đồng thời
tranh thủ lưu lại kỷ niệm đẹp trong ngày đầu năm. Địa điểm chụp ảnh Tết đẹp ở
Hà Nội luôn là chủ đề mà các tín đồ mê “sống ảo” quan tâm.
Nổi
tiếng với bề dày lịch sử lâu đời, Hà Nội luôn có những niềm cảm hứng bất tận để
có được những bức ảnh đẹp đến nao lòng người. Không khí xuân ngập tràn phố phường, hòa quyện cùng nét đẹp truyền thống
tạo nên một sức hút khó cưỡng. Nếu du khách
đang có kế hoạch du xuân Hà Nội vào Tết Ất Tỵ 2025, đừng bỏ lỡ top điểm đến hấp
dẫn sau đây.
Biểu tượng của Thủ đô ngàn năm văn hiến là điểm đến yêu thích
Hồ
Hoàn Kiếm từ lâu đã trở thành biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Nơi đây không chỉ
là di tích lịch sử lâu đời, chứng kiến những thăng trầm của mảnh đất Thăng Long
nghìn năm văn hiến mà còn sở hữu cảnh quan tuyệt đẹp với tháp Rùa, cầu Thê Húc,
đền Ngọc Sơn, những hàng cây xanh mướt, luống hoa được chăm chút tỉ mỉ.
Địa
điểm chụp ảnh Tết đẹp ở Hà Nội này được rất nhiều người lựa chọn. Cận Tết, xung
quanh hồ sẽ được thiết kế rất nhiều tiểu cảnh đẹp mắt, dựng linh vật theo con
giáp của từng năm, trang trí đèn led. Thời điểm đẹp nhất để chụp hình ở hồ Hoàn
Kiếm sẽ là buổi sáng và buổi chiều khoảng sau 16h00 khi ánh nắng nhẹ nhàng
xuyên qua tán lá.
Đặc
biệt, không gian quanh Hồ Gươm mở cửa tự do xuyên Tết, du khách có thể thoải
mái dạo chơi, ngắm cảnh và tận hưởng không khí xuân rộn ràng. Vào
dịp Tết, Hồ Gươm trở thành nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như: xin
chữ ông đồ, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật truyền thống trên đường phố...
Đây cũng là địa điểm lý tưởng để du khách chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp
bên gia đình và bạn bè.
36 phố phường cổ kính, dãy nhà san sát mang đậm kiến trúc xưa
Phố
cổ mang trên mình hơi thở của thủ đô với những ngôi nhà cổ kính, mái hiên mang
phong cách Đông Dương thế kỷ 20, các bức tường rêu phong, con hẻm nhỏ với hai
bên là những giàn hoa giấy rực rỡ… Vì thế nên đây cũng là điểm địa điểm chụp ảnh
Tết đẹp ở Hà Nội rất lý tưởng để ghé đến.
Mỗi
một ngóc ngách của phố cổ Hà Nội đều hiện diện những phố nghề lâu đời khác nhau
như: phố Hàng Bông chuyên bán các hàng hóa chăn mền bằng bông, phố Hàng Mã
chuyên bán sản phẩm vàng mã, phố Hàng Quạt chuyên bán trang phục và đạo cụ sân
khấu của những bộ môn nghệ thuật truyền thống,...
Phố
cổ Hà Nội chỉ có diện tích khoảng 100ha với 10 phường và 76 tuyến phố, nhưng chỉ
cần đặt chân đến đây, du khách sẽ có cảm giác như mình được quay về những thế kỷ
trước của cả một Hà Nội cổ xưa, phản ánh phần nào bức tranh cuộc sống của mảnh
đất và con người Hà Nội khi xưa. Cũng vì lý do này mà đến ngày nay, phố cổ đã
trở thành một tài sản quý giá chính quyền địa phương giữ gìn và bảo tồn.
Dạo
bước trên những con phố nhỏ, ngắm nhìn những ngôi nhà cổ kính được trang trí
đèn lồng đỏ rực, thưởng thức những món ăn đặc sản Hà Nội như phở, bún chả, bánh
cuốn... sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm Tết đậm chất Hà Thành.
Điểm đến ngàn hoa được ví như “Đà Lạt thu nhỏ” giữa lòng Hà Nội
Trong
những địa điểm chụp ảnh Tết ở Hà Nội không thể không kể đến thung lũng hoa Hồ
Tây. Nơi này có diện tích lên đến hàng nghìn mét vuông và trồng rất nhiều loại
hoa với nhiều màu sắc khác nhau. Điểm thu hút đầu tiên của thung lũng hoa Hồ
Tây chính là sự quy tụ của hàng trăm loài hoa: Từ những loài đặc trưng của Hà Nội
là hoa đào, hoa cúc họa mi, cho đến các loài hoa nổi tiếng ở vùng Tây Bắc và Đà
Lạt như dã quỳ, hoa cánh bướm,…
Thung
lũng hoa Hồ Tây không chỉ thu hút khách bởi sự phong phú, đa dạng của các loài
hoa, mà còn do cách thiết kế rõ ràng và tinh tế. Mỗi loại hoa được trồng theo từng
khu vực với một hình dáng nhất định. Vào mùa xuân, hoa đào,
hoa mai đua nhau khoe sắc, mang đến không khí tươi vui, rộn ràng.
Nơi
đây là thiên đường của những tín đồ yêu thích chụp ảnh. Với các góc check-in được
thiết kế tinh tế như cầu gỗ, cánh đồng hoa, thung lũng hoa Hồ Tây hứa hẹn mang
đến những bức hình đẹp lung linh. Du khách có thể thỏa sức
sáng tạo với những bức ảnh độc đáo khi đứng giữa cánh đồng hoa hướng dương vàng
rực, hay tạo dáng bên chiếc xích đu nhỏ xinh dưới bóng cây. Đặc biệt, những chiếc
cối xay gió cổ điển sẽ là điểm nhấn tuyệt vời cho những bức ảnh mang phong cách
vintage.
Hoàng
hôn ở thung lũng hoa là khoảnh khắc không thể bỏ lỡ. Không gian rộng mở, ánh mặt
trời dần buông xuống giữa khung cảnh thiên nhiên rực rỡ sẽ là trải nghiệm tuyệt
vời cho mọi du khách.
Con phố “ngập tràn” sắc màu rực rỡ với những bức vẽ khắc họa hình ảnh Hà Nội
xưa
Nổi
tiếng với những sắc màu rực rỡ bên những bức vẽ khắc họa hình ảnh Hà Nội xưa,
phố bích họa Phùng Hưng luôn nhộn nhịp khi được các bạn trẻ và du khách gần xa
tham quan và check - in. Nhất là vào những dịp Lễ Tết, nơi đây dần trở nên sôi
động hơn bao giờ hết.
Phố
bích họa Phùng Hưng là địa điểm vui chơi ở trung tâm Hà Nội được hình thành nhờ
quá trình sáng tạo nghệ thuật giữa các nghệ sĩ Việt - Hàn. Ban đầu, nơi đây chỉ
là những bức tường đơn sơ nằm ở phía Đông kinh thành Thăng Long xưa, về sau,
chúng được tô điểm và biến tấu thành những bức tranh nghệ thuật độc đáo mang đậm
nét đẹp Hà Nội - nghìn năm văn hiến. Phố Phùng Hưng hiện có tổng cộng gần 20 bức
tranh nghệ thuật với mỗi tác phẩm là những giai đoạn khác nhau khiến người xem
nhớ về những hình ảnh của Hà Nội xưa, ngày mà còn xếp hàng lấy nước thời bao cấp,
ngày mà có những chuyến tàu điện leng keng,...
17
vòm cầu cũ ở Phùng Hưng được các hoạ sĩ vẽ bích hoạ về bách hóa tổng hợp, người
phụ nữ bán hàng rong, tàu điện, hình ảnh ông đồ cho chữ hay những người phụ nữ
với tà áo dài thướt tha trong gió,… tạo ra một không gian gợi nhớ về một Hà Nội
rất xưa, một Hà Nội mang nét đẹp yên bình, nhẹ nhàng.
Chợ hoa đêm Quảng Bá nhộn nhịp về đêm
Đối
với người dân Hà Nội, chợ hoa từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu. Nơi
đây không chỉ diễn ra những hoạt động kinh doanh, mua bán mà còn là địa điểm
lưu giữ lại những nét đẹp truyền thống từ lâu.
Vào
dịp Tết, chợ hoa Quảng Bá có rất nhiều loại hoa tươi, cây cảnh đổ về từ mọi miền
đất nước. Chợ hoa Quảng Bá nằm ở số 236 đường Âu Cơ, Quảng An, Nghi Tàm, thuộc
địa phận quận Tây Hồ. Đây là chợ hoa đầu mối lớn nhất của thủ đô, hầu hết những
bông hoa tươi tại Hà Nội đề được cung cấp từ chợ Quảng Bá. Vì vậy, rất nhiều du
khách đã lựa chọn điểm đến là Quảng Bá để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tĩnh lặng của thủ
đô về đêm.
Chợ
đêm Quảng Bá sẽ bắt đầu họp từ 23 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Vào những dịp lễ
tết, chợ sẽ họp sớm hơn để đáp ứng nhu cầu của bà con. Vào dịp tết Nguyên Đán,
chợ hoa Quảng Bá sẽ đông vui suốt từ rằm tháng Chạp đến hết chiều 30 Tết và bán
cả ngày và đêm.
Khi
màn đêm buông xuống, những sạp hoa đầy màu sắc tại chợ hoa Quảng Bá sẽ trở
thành một background siêu ấn tượng cho các tín đồ “sống ảo”. Vào dịp Tết, chợ
Quảng Bá luôn đông đúc người qua lại. Chợ khi đó sẽ hoạt động cả ngày và bán những
loại hoa đặc trưng cho du khách chơi Tết như hoa mai, hoa đào, hoa mơ, hoa mận,
tuyết mai,... Người dân vì vậy có thể ghé chợ để mua hoa và tranh thủ ghi lại
những bức ảnh, lưu giữ không khí tết vui vẻ, tấp nập của thủ đô.
Điểm nhấn đặc biệt của thủ đô với cảnh quan xanh mát, thơ mộng giữa phố phường
nhộn nhịp
Hồ
Tây là địa điểm tiếp theo để du khách có cho mình những bức hình Tết triệu
like. Do có diện tích rộng, mặt nước bằng phẳng, trong xanh, bao quanh hồ là những
hàng cây xanh mát nên Hồ Tây thường đem lại cảm giác thư thái, yên bình cho người
ghé thăm. Điểm thú vị là sắc nước Hồ Tây thay đổi theo mùa, có lúc xám, có lúc
xanh.
Hoàng
hôn xuống trên Hồ Tây cũng là một khung cảnh tuyệt vời, khi mặt trời đỏ ối dần
lặn xuống, những ánh đèn bắt đầu sáng lên hắt ánh xuống mặt hồ. Nhiều người có
thể ngồi hàng giờ ở Hồ Tây, trên những chiếc ghế đá dưới hàng cây yên bình để tận
hưởng cảnh đẹp thiên nhiên, không khí trong lành và yên ả nơi này. Đến với Hồ
Tây, du khách sẽ tìm được nhiều góc chụp mang phong cách hiện đại châu Âu.
Quần thể di tích đáng tự hào có giá trị lịch sử to lớn
Hoàng
thành Thăng Long, di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, là điểm đến hấp
dẫn cho những ai yêu thích lịch sử và văn hóa. Khu di tích mở cửa đón khách
xuyên Tết, giúp du khách có thể thuận tiện tham quan.
Khu
trung tâm Hoàng thành Thăng Long và di tích khảo cổ ở số 18 Hoàng Diệu là quần
thể di sản, văn hóa tiêu biểu, phản ánh tiến trình lịch sử của nước Việt trong
suốt 13 thế kỷ (từ thế kỷ 11 - thế kỷ 18). Trải qua nhiều biến động, Kinh đô
Thăng Long xưa kia đã không còn những tòa thành đồ sộ hay lầu son gác tía nhưng
những di tích, dấu vết còn sót lại đã chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa to lớn.
Tất cả là minh chứng cho lịch sử dựng nước, giữ nước của một nước Việt độc lập
qua bao thời kỳ.
Khu
di tích Hoàng thành Thăng Long ngày nay bao gồm nhiều công trình kiến trúc độc
đáo. Mỗi công trình đều khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, oai nghiêm cùng những
câu chuyện lịch sử lâu đời: Cột cờ Hà Nội, Cửa Bắc, Điện Kính Thiên, Đoan Môn.
Đến
với Hoàng thành Thăng Long dịp Tết, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những công
trình kiến trúc cổ kính, tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc. Các hoạt động
văn hóa nghệ thuật đặc sắc như biểu diễn ca trù... cũng được tổ chức, mang đến
không khí Tết cổ truyền đặc sắc. Di tích Hoàng thành còn là địa điểm chụp ảnh đẹp
ở Hà Nội và được nhiều người lựa chọn thực hiện những bộ ảnh ấn tượng cùng cổ
phục, áo dài.
Ngôi chùa cổ có tuổi đời lên đến 1500 năm, từng vinh dự lọt top “10 ngôi chùa đẹp
nhất thế giới”
Ngôi
chùa cổ kính nhất Hà Nội, Chùa Trấn Quốc nằm trên bán đảo nhỏ giữa Hồ Tây thơ mộng.
Chùa mở cửa đón khách xuyên Tết, là nơi người dân và du khách đến lễ Phật, cầu
bình an, may mắn cho năm mới.
Hình
ảnh chùa Trấn Quốc hiện lên thể hiện rõ các nét hoạ tiết phương Đông cùng cảnh
quan thiên nhiên được sắp xếp dựa theo nguyên tắc và trình tự khắt khe của Phật
giáo. Trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, chùa Trấn Quốc hiện nay có tổng diện
tích khoảng hơn 3000m2 gồm 3 nếp nhà chính: Thiêu hương, Thượng điện và Tiền đường
nối với nhau thành hình chữ Công.
Du
khách có thể ngắm nhìn nét đẹp độc đáo của các pho tượng Phật và Bồ Tát tại Bảo
Tháp chùa Trấn Quốc hay nhà Tiền đường. Tòa Bảo Tháp cao 11 tầng có diện tích khoảng
10.5m2. Tòa Bảo Tháp bên trong có tượng Phật A Di Đà được làm từ đá quý. Bên
trong tháp còn có khoảng 66 pho tượng khác. Trên cùng tòa tháp là toà sen 9 tầng
tựa như bông hoa sen đang nở rộ toả ngát hương thơm được làm bằng đá quý sáng
lung linh.
Sau
khi tham quan tòa Bảo Tháp, du khách có thể di chuyển đến khấn Phật, hành hương
tại nhà Tiền đường. Tại đây thờ rất nhiều quan công và các pho tượng đẹp. Nổi bật
nhất là tượng Phật Thích Ca Nhập Niết được sơn son thếp vàng. Các pho tượng Phật
khác được đúc bằng đồng sáng lấp lánh.
Không
gian thanh tịnh, linh thiêng của chùa Trấn Quốc sẽ mang đến cho du khách những
giây phút thư giãn, tĩnh tâm sau những ngày bận rộn. Ngắm nhìn cảnh chùa cổ
kính, tận hưởng không khí trong lành bên Hồ Tây sẽ là trải nghiệm đáng nhớ
trong hành trình du xuân Hà Nội.
Thả hồn trong khung cảnh núi non sông nước hữu tình ở chùa Hương Hà Nội
Nằm
cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, chùa Hương là một trong những điểm du lịch
tâm linh nổi tiếng nhất miền Bắc. Dịp Tết, hàng triệu du khách thập phương đổ về
đây để cầu bình an, may mắn cho năm mới.
Lễ hội chùa Hương được coi là
một trong những sự kiện tôn giáo lớn bậc nhất ở miền Bắc nước ta sau dịp Tết
Nguyên Đán hàng năm, thu hút hàng triệu Phật tử và du khách đến từ khắp nơi.
Đây cũng là lễ hội kéo dài nhất tại Việt Nam, diễn ra từ ngày 6 tháng Giêng
(ÂL) đến ngày 6 tháng 3 (ÂL), nhưng lễ hội chính được tổ chức từ ngày 15 đến
ngày 20 tháng 2 (ÂL). Lễ hội sẽ thực hiện các nghi thức, sự kiện tâm linh
như lễ dâng hương, lễ rước và lễ thiền. Lễ hội này dành cho ba tôn giáo chính ở
Việt Nam: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.
Trong
thời gian diễn ra lễ hội, rất nhiều người đã hành hương đến chùa để cầu nguyện
cho một năm mới an khang và thịnh vượng. Tất cả mọi người tham gia lễ hội đều cố
gắng vượt qua những chặng đường khó khăn để đến được Động Hương Tích với niềm
tin mãnh liệt rằng các vị thần có thể nhìn thấu lòng thành của họ và điều ước của
họ sẽ trở thành hiện thực.
Đi
đến cổng vào Động Hương Tích bằng cáp treo chỉ mất khoảng 10 - 15 phút. Ngồi
bên trong cabin, du khách có thể thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp lãng mạn của cảnh
quan bên dưới, từ núi rừng xanh bạt ngàn cho tới các ngôi chùa, đình tuyệt đẹp
nơi ven đường. Hành trình về với đất Phật chùa Hương không chỉ là dịp để
cầu an, lễ Phật mà còn là cơ hội hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, tận hưởng
không khí trong lành và khám phá những nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt.
Các thương hiệu xa xỉ trên toàn thế giới đang chào mừng Tết Nguyên đán 2025 bằng những đợt ra mắt sản phẩm mới. Họ đã chớp cơ hội để đưa những biểu tượng văn hóa phương Đông vào các bộ sưu tập nhân dịp này.
Hình ảnh con rắn cho Tết Nguyên đán sắp tới xuất hiện khắp nơi ở Trung Quốc, với những đặc điểm văn hóa khác biệt của mỗi vùng miền. Có nơi, các sản phẩm lưu niệm lấy cảm hứng từ linh vật con Rắn cho Tết này đã bán được hơn 3 triệu nhân dân tệ chỉ sau vài ngày xuất hiện.
Với món Ý truyền thống, pizza thì không có dứa. Một tiệm pizza ở Anh đã quyết định tính phí 120 bảng Anh (khoảng 3,6 triệu đồng) để thêm dứa vào món ăn của khách hàng. Giá cắt cổ này đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi trên mạng xã hội.
Đợt du lịch Tết Nguyên đán hàng năm của Trung Quốc, còn được gọi là "xuân vận", chính thức bắt đầu từ hôm nay 14/1, trong đó ước tính có tới 9 tỷ chuyến đi kỷ lục được thực hiện trong khoảng thời gian 40 ngày lễ hội.
Lượng tìm kiếm chỗ ở từ khách quốc tế đến Việt Nam từ một số thị trường tăng mạnh mẽ tới gần 300%. Bên cạnh đó, Phú Quốc cũng trở thành lựa chọn điểm đến hàng đầu của du khách quốc tế trong năm 2025.
Các thương hiệu xa xỉ trên toàn thế giới đang chào mừng Tết Nguyên đán 2025 bằng những đợt ra mắt sản phẩm mới. Họ đã chớp cơ hội để đưa những biểu tượng văn hóa phương Đông vào các bộ sưu tập nhân dịp này.
Hình ảnh con rắn cho Tết Nguyên đán sắp tới xuất hiện khắp nơi ở Trung Quốc, với những đặc điểm văn hóa khác biệt của mỗi vùng miền. Có nơi, các sản phẩm lưu niệm lấy cảm hứng từ linh vật con Rắn cho Tết này đã bán được hơn 3 triệu nhân dân tệ chỉ sau vài ngày xuất hiện.
Với món Ý truyền thống, pizza thì không có dứa. Một tiệm pizza ở Anh đã quyết định tính phí 120 bảng Anh (khoảng 3,6 triệu đồng) để thêm dứa vào món ăn của khách hàng. Giá cắt cổ này đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi trên mạng xã hội.
Đợt du lịch Tết Nguyên đán hàng năm của Trung Quốc, còn được gọi là "xuân vận", chính thức bắt đầu từ hôm nay 14/1, trong đó ước tính có tới 9 tỷ chuyến đi kỷ lục được thực hiện trong khoảng thời gian 40 ngày lễ hội.
Lượng tìm kiếm chỗ ở từ khách quốc tế đến Việt Nam từ một số thị trường tăng mạnh mẽ tới gần 300%. Bên cạnh đó, Phú Quốc cũng trở thành lựa chọn điểm đến hàng đầu của du khách quốc tế trong năm 2025.