Trong niềm phấn khởi trở thành công dân thành phố, người dân Tân Uyên mong muốn chính quyền giải quyết tốt hơn nhu cầu sống của cư dân đô thị.
Sau ngày giải phóng, Tân Uyên vẫn là 1 huyện thuần nông với những hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại. Với nỗ lực lớn của chính quyền và nhân dân, đến nay, Tân Uyên đã vượt qua nhiều khó khăn, và đạt được những thành tựu quan trọng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Thành phố Tân Uyên đạt gần 13%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, thành phố không còn hộ nghèo theo chuẩn Trung ương.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Thành phố Tân Uyên được đầu tư hoàn thiện đã góp phần thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư, thành lập mới và mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Ông Đoàn Hồng Tươi – Chủ tịch UBND Thành phố Tân Uyên cho biết, những năm qua, Tân Uyên luôn đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tân Uyên hiện có 2 khu công nghiệp, 3 cụm công nghiệp với 1.866 doanh nghiệp trong nước (tổng vốn đăng ký hơn 32.560 tỷ đồng); và 637 doanh nghiệp nước ngoài (tổng vốn đăng ký 5.297,55 triệu USD).
Ngoài ra, nông lâm nghiệp của thành phố tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng tiếp tục tăng giá trị sản xuất. Các dự án khoa học công nghệ, nông nghiệp kỹ thuật cao được duy trì hiệu quả.
Nhiều sản phẩm chất lượng trong chương trình OCOP được công nhận cấp huyện, cấp tỉnh. Những sản phẩm mang dấu ấn địa phương như Bưởi Bạch Đằng, rau Thạnh Hội ngày càng vươn xa, được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Đề án xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 gắn với xây dựng thí điểm Làng thông minh trên địa bàn xã Bạch Đằng bước đầu đạt kết quả tích cực, làm đổi thay dáng hình nông thôn mới, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Ông Trần Trung Cận, người dân sống ở phường Khánh Bình cho biết, lĩnh vực văn hóa xã hội được thành phố quan tâm phát triển. Cơ sở vật chất, trường học, trang thiết bị y tế và các thiết chế văn hóa thể thao tiếp tục được đầu tư xây dựng. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Ông Cận cho biết, mình người dân tự hào khi trở thành công dân thành phố. Tuy nhiên, thời gian tới, để thành phố trở nên sạch đẹp, văn minh, hiện đại; Tân Uyên cần nâng cấp cải thiện hơn nữa hạ tầng giao thông. Nhất là tuyến đường ĐT747, con đường liên tỉnh nối liền Tân Uyên với tỉnh Đồng Nai.
Theo ông Cân, việc cải thiện hạ tầng giao thông từ đô thị đến tận thôn, xóm không chỉ phục vụ tốt hơn nhu cầu sống người dân mà còn nâng cấp diện mạo của thành phố.
"Để khi du khách đến đây, người ta biết ngay là mình vừa đặt chân đến một thành phố mới", ông Cận nói.
Bà Nguyễn Thị Thành, người dân ở xã Thạnh Hội cho biết, đến nay, hệ thống điện, đường, trường, trạm đã cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển. Thạnh Hội đang quyết tâm đạt chuẩn, trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Bà Thành cũng cho biết, ngoài đô thị và công nghiệp, Tân Uyên còn là vùng đất giàu bản sắc văn hóa. Bản sắc đó gắn liền với những làng nghề truyền thống; giá trị lịch sử của các di tích kiến trúc; nghệ thuật độc đáo của đình, chùa.
Bản sắc đó cũng gắn liền với những vườn cây thơm mát của quê hương Tân Uyên trên mảnh đất Chiến khu Đ anh hùng. "Vì vậy, việc phát triển đô thị, công nghiệp cần cân bằng với gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa địa phương", bà Thành đề nghị.
Ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đánh giá, trong thành công của tỉnh Bình Dương hôm nay có đóng góp quan trọng của Thành phố Tây Uyên.
Chia sẻ tại Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Tân Uyên, Phó Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng cho biết, Thành phố Tây Uyên cần phát triển nhanh, bền vững, là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế, song vẫn giữ được bản sắc văn hóa của mình.
Để làm được điều này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tân Uyên quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra.
Trong đó, Tân Uyên cần đặc biệt quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết 06 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2045.
Thành phố Tây Uyên cũng cần chú trọng nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý đô thị gắn với phát triển kinh tế đô thị, tiến tới xây dựng Tân Uyên là đô thị Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, đầu mối giao thông vùng.
Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng toạ lạc tại vị trí đất vàng giữa trung tâm thành phố đã nằm bất động hơn 15 năm qua.
Bộ Tài chính vừa có Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), trong đó có nội dung về mức thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
Báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn bất động sản quốc tế Knight Frank nêu bật: Việt Nam là một thị trường bất động sản trọng điểm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và khối ngoại đang chú ý nhiều đến Việt Nam
Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.