Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam đã và đang thu hút sự chú ý của giới siêu giàu và nhà đầu tư quốc tế nhờ tốc độ tăng trưởng GDP mạnh của Việt Nam, tốc độ đô thị hoá cao và vai trò quan trọng của Việt Nam: là một lựa chọn cho các công ty đa quốc gia trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng và sản xuất. Quốc tế thường gọi chiến lược này là "Trung Quốc + 1" (tên gốc: China + 1).
Báo cáo "Sống chất: Định vị các điểm nóng nhà ở hạng sang" ngày 25/11/2024 của Knight Frank đã đánh giá 15 thị trường ở Châu Á-Thái Bình Dương dựa trên năm chỉ số là Nền kinh tế, Nguồn nhân lực, Chất lượng cuộc sống, Môi trường, và Hạ tầng & Di chuyển, nhằm giúp các nhà đầu tư và cư dân có thể lựa chọn điểm đến lý tưởng.
Theo nghiên cứu này, giá bán căn hộ hạng sang ở TP.HCM và Hà Nội dao động từ 5.400 USD đến 15.000 USD/m2, dần tiệm cận với thị trường toàn cầu nhưng vẫn cho thấy tiềm năng tăng trưởng vượt bậc.
Về động lực kinh tế, tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 dự báo chỉ đứng thứ hai trong khu vực sau Ấn Độ.
Về cơ sở hạ tầng, các dự án phát triển đường cao tốc, hệ thống metro và kết nối với sân bay không ngừng tăng cường tính kết nối và nâng cao giá trị của bất động sản tại các khu vực đô thị đang phát triển nhanh.
Công ty tư vấn Knight Frank cũng cho biết thị trường bất động sản Việt Nam có sức hấp dẫn cao với khối ngoại. Danh mục bất động sản chất lượng cao có giá cả hợp lý với khối ngoại tại Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư và chuyên gia nước ngoài, nhất là ở các khu vực trung tâm như Quận 1 và Quận 2 ở TP.HCM, nơi tập trung nhiều văn phòng, trụ sở doanh nghiệp và sở hữu tầm nhìn ra hướng sông đẳng cấp.
Ông Nguyễn Trường Anh, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu công ty Knight Frank Việt Nam, chia sẻ: "Tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc và vị thế chiến lược của Việt Nam đưa nước ta thành điểm đến đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và chuyên gia nước ngoài. Nhờ vào danh mục bất động sản cao cấp và giá cả hợp lý với khối ngoại, thị trường bất động sản trong nước sẵn sàng để phát triển trong dài hạn".
Cũng theo báo cáo trên, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vẫn giữ vững vị thế là điểm đến hấp dẫn toàn cầu, có sức phục hồi cao đối với giới siêu giàu và chuyên gia nước ngoài. Công ty Knight Frank cũng điểm qua những thị trường rất tiềm năng của khu vực như Ấn Độ, đất nước đông dân nhất hành tinh hiện nay, Philippines, Thái Lan và Campuchia giáp với Việt Nam.
Trong đó, thủ đô Phnom Penh của Campuchia đang tăng tốc mạnh quá trình đô thị hoá, dự báo tỷ lệ dân số thành thị của Phnom Penh sẽ tăng từ 24,2% lên 41,1% vào năm 2050, thúc đẩy nhu cầu nhà ở.
Nhiều đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Temu đình đám của Trung Quốc không được thông quan và giao dịch tại Việt Nam trong hôm nay. Nguyên nhân là Temu vừa tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Nghĩa vụ của Temu là phải chuyển trả lại tiền cho người tiêu dùng.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 18 thuộc Cục QLTT TP.HCM liên tiếp phát hiện nhiều vụ việc kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc ở huyện Hóc Môn. Đặc biệt, đã chuyển 1 hồ sơ vụ việc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu cho cảnh sát để điều tra.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện thủ tục liên quan đến dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ ngay trong tháng 12 này.
Nhu cầu đi lại bằng tàu hoả để về quê, du lịch trong dịp Tết của người dân vẫn rất lớn. Chỉ sau 2 tháng mở bán, ngành đường sắt đã bán thành công hơn 137.000 vé.
Các lò giết mổ công nghiệp tại TP.HCM vẫn "ế" khách dù chi phí đầu tư cao và thành phố đã chấm dứt hoạt động giết mổ thủ công từ ngày 1/4/2023.
Đây là loạt dự án có khả năng đem về cho ngân sách TP.HCM 18.000 tỷ đồng. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa yêu cầu các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ cho 5 dự án này.