Ngày 10-1, Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động chính thức đưa vào hoạt động đồng loạt 5 chuỗi bán lẻ mới, gồm AVAFashion (thời trang), AVASport (đồ thể thao chính hãng), AVAKids (sản phẩm cho mẹ và bé), AVAJi (đồng hồ, trang sức, mắt kính), AVACycle (xe đạp).
Theo nhà bán lẻ này, mặt hàng dệt may mỗi năm tiêu dùng từ 120.000-140.000 tỉ đồng, tuy doanh số cao nhưng chưa đơn vị nào có độ phủ lớn. Tương tự, thị trường giành cho mẹ và bé cũng chưa có đơn vị đủ sức dẫn dắt. Nhìn chung, thị trường trong nước vẫn còn khá nhiều lĩnh vực chưa được khai thác đầy đủ.
Thế Giới Di Động bán đồ trang sức
Thế Giới Di Động bán giày thể thao
"Dịch bệnh vừa qua, do gặp quá nhiều khó khăn, Thế Giới Di Động đã phải đóng cửa khoảng 2.000 cửa hàng. Tuy nhiên, trong khó khăn, chúng tôi thấy có khá nhiều cơ hội, cũng như có nhiều khoảng trống sau các làn sóng dịch bệnh trong kinh doanh chưa được khai thác. Các lĩnh vực mới đều chưa thực sự có đơn vị nào dẫn dắt thị trường. Do đó, cần phải nhảy vào sao cho nhanh nhất để giành phần thắng nhanh nhất" - ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động, cho biết.
Theo ông Đoàn Văn Hiểu Em, sở dĩ Thế Giới Di Động mạnh dạn đồng loạt khai trương nhiều chuỗi kinh doanh mới là có cơ sở. Trước đó, đơn vị đã có bước đệm từ thử nghiệm trong năm 2021 cho chuỗi kinh doanh xe đạp và đến thời điểm này đã có 150 cửa hàng. Chuỗi này trong năm 2022 hướng đến cột mốc 500 tỉ đồng doanh thu.
Tương tự, ngành hàng đồng hồ sau 2 năm ra mắt, doanh thu năm 2021 đạt 1.500 tỉ đồng. Những thành công trên đã tạo động lực để Thế Giới Di Động mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác.
Ngành Du lịch thành phố cũng có bước phục hồi mạnh mẽ. Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tăng 374% và lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 234 nghìn lượt, tăng 232% (cùng kỳ giảm 86,2%).
Theo Văn phòng SPS Việt Nam, phía Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu thí điểm chanh leo Việt Nam bắt đầu từ ngày 1/7 tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Tây như Bằng Tường và Đông Hưng.
Vietnam Airlines một lần nữa đưa vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) lên các chuyến bay sau 2 năm ngắt quãng vì dịch bệnh.
Sau hơn 2 năm trồng thử nghiệm, năm nay Bắc Giang đã có một số cây vải thiều không hạt cho quả to, màu sắc đẹp, cùi dày và có vị ngọt, giòn đặc trưng.
Thủy sản, gạo, dệt may, da giày… là những mặt hàng Việt Nam được thị trường Bắc Âu ưa chuộng.
Thương hiệu gạo xuất khẩu “Cơm Việt Nam Rice” của LTG lần đầu tiên được xuất sang Đức, Hà Lan và Pháp. Nó sẽ được bày bán tại Carrefour – hệ thống đại siêu thị lớn nhất châu Âu.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu mực, bạch tuộc của cả nước đạt 276 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2021.