Thế giới lại xôn xao trước thông tin Trump áp thuế quan 25% lên nhôm và thép
V.A
11/02/2025 8:22 AM (GMT+7)
Vào tối ngày 10/2 theo giờ Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh điều hành tăng mạnh thuế quan áp lên các mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu vào Mỹ, tăng từ 10% lên 25%.
Theo đó, trong sắc lệnh vừa được ký, ông Trump tăng thuế quan đối với nhôm nhập khẩu vào Mỹ lên 25%. Trước đó vào năm 2018, mức thuế quan áp dụng đối với mặt hàng này là 10%. Hành động này của ông Trump được cho là nhằm cải thiện sức mạnh cho ngành công nghiệp sản xuất nhôm trong nước đang chật vật. Bên cạnh đó, sắc lệnh áp lại mức thuế quan 25% đối với hàng triệu tấn thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ hàng năm theo hạn ngạch miễn thuế quan, các trường hợp miễn trừ và hàng nghìn sản phẩm được miễn trừ.
Sắc lệnh này là sự tiếp nối của chương trình áp thuế quan mà ông Trump đã triển khai vào năm 2018, trong nhiệm kỳ cầm quyền đầu tiên của ông, theo Mục 232 thuộc Đạo luật Mở rộng thương mại 1962 nhằm bảo vệ các nhà sản xuất nhôm và thép trong nước trên cơ sở an ninh quốc gia.
Tổng thống Mỹ Donal Trump áp thuế quan 25% lên hai mặt hàng nhôm và thép. Ảnh: AFP
Tổng thống Trump cũng sẽ áp dụng một tiêu chuẩn mới của Bắc Mỹ yêu cầu thép nhập khẩu phải được "nấu chảy và đổ" trong khi nhôm phải được "nấu chảy và đúc" trong khu vực để hạn chế nhập khẩu mặt hàng thép Trung Quốc qua chế biến tối thiểu vào Mỹ.
Sắc lệnh này không chỉ áp thuế lên thép nhập khẩu mà còn đánh thuế cả các sản phẩm được sản xuất từ thép nhập khẩu.
Cố vấn thương mại của Tổng thống Trump, ông Peter Navarro, cho biết, các biện pháp này sẽ giúp các nhà sản xuất thép và nhôm của Mỹ cũng như củng cố an ninh kinh tế và quốc gia Mỹ.
Tổng thống Trump lần đầu đề cập đến áp thuế thép và nhôm vào ngày 9/2, trong đó tiết lộ sẽ công bố thêm loạt biện pháp áp thuế khác trong tuần này.
Theo Viện Sắt thép Mỹ (AISI), Canada là nhà cung cấp nước ngoài số 1, cung cấp 6,6 triệu tấn thép cho người mua tại Mỹ trong năm 2024. Brazil, Mexico, Hàn Quốc và Việt Nam nằm trong 5 nguồn nhập khẩu hàng đầu của Mỹ.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump vào ngày 1/2 ký sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về kinh tế dựa trên Đạo luật Quyền lực kinh tế quốc tế khẩn cấp và Đạo luật Các trường hợp khẩn cấp quốc gia, để ra lệnh tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ ba nước đối tác lớn nhất của Mỹ.
Năng lượng nhập khẩu từ Canada sẽ bị áp thuế 10%, trong khi mặt hàng này từ Mexico vẫn bị áp thuế 25%. Hầu như toàn bộ những mặt hàng khác từ Mexico và Canada chịu mức thuế 25% và toàn bộ hàng hóa Trung Quốc chịu áp thuế thêm 10%.
Tất cả những quyết định này của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại về một cuộc chiến thương mại có thể tái diễn và làm ảnh hưởng trực tiếp đến các nền kinh tế lớn trên toàn thế giới.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Giá vàng vượt ngưỡng 3.300 USD một ounce và đạt mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn khỏi sự bất ổn xung quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng giá vàng có thể lên tới 3.500 USD trong tương lai không xa.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc, tuyên bố của Nhà Trắng rằng một số hàng hóa Trung Quốc phải chịu mức thuế 245% đã gây ra hoang mang ở Bắc Kinh.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Giá vàng vượt ngưỡng 3.300 USD một ounce và đạt mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn khỏi sự bất ổn xung quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng giá vàng có thể lên tới 3.500 USD trong tương lai không xa.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc, tuyên bố của Nhà Trắng rằng một số hàng hóa Trung Quốc phải chịu mức thuế 245% đã gây ra hoang mang ở Bắc Kinh.