Có thể nói, 2021 là năm đáng nhớ nhất của nền kinh tế đất nước khi phải đối mặt với những tác hại không tưởng từ đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, khiến cho lần đầu tiên tăng trưởng âm trong một quý (quý III/2021). Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, sức tàn phá của đợt dịch càng kinh khủng hơn do TP. Hồ Chí Minh là tâm điểm của vùng dịch. Mặc dù vậy, giá trị bất động sản (BĐS) tại TP. Hồ Chí Minh chỉ giảm nhẹ hoặc thậm chí là “dậm chân tại chỗ” do hoạt động giao dịch suy giảm.
Chính vì thế, sau khi thành phố bước vào giai đoạn “bình thường mới”, giá BĐS có chiều hướng tăng nhẹ khi thị trường xuất hiện nhiều giao dịch trở lại. Số liệu thống kê cả năm 2021 cho thấy, giá BĐS tại TP. Hồ Chí Minh đã tăng từ khoảng 10% ở hầu hết các phân khúc. Nguyên nhân tăng được nhìn nhận là do thị trường chờ để đón đầu một loạt các yếu tố hỗ trợ.
Yếu tố thứ nhất, đó là từ hoạt động thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, với lập luận khá “logic”: một khi hạ tầng phát triển thì thị trường BĐS sẽ được hưởng lợi theo. Trong khi đó, giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn đầu tư công dự kiến ở mức khoảng 2,87 triệu tỷ đồng, với kỳ vọng đạt giải ngân 95%, cao hơn mức 75% của giai đoạn 2016 - 2020. Yếu tố hỗ trợ thứ 2 là từ chính sách.
Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc, bất cập, đẩy nhanh trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng, như Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư…
Hiện tại, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội sửa 4 luật: Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và một số điểm trong Luật Xây dựng. Do vậy, nếu như yếu tố giải ngân vốn đầu tư công được xem là “cú hích” cho thị trường BĐS thì việc cải thiện môi trường pháp lý đang được đẩy mạnh với các văn bản pháp quy như vừa nêu cũng mang lại khá nhiều kỳ vọng cho giới đầu tư.
Liên quan đến việc chưa hoàn thiện pháp lý dự án, có thể khẳng định TP. Hồ Chí Minh là địa phương có số lượng dự án “ách tắc” về pháp lý lớn nhất cả nước. Cụ thể, theo chia sẻ của ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh (HoREA), ở thời điểm tháng 8/2018, TP. Hồ Chí Minh có 126 dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp, hoặc chỉ có đất nông nghiệp, hoặc chỉ có đất phi nông nghiệp không phải là đất ở bị “ách tắc” không được công nhận chủ đầu tư.
Đến năm 2020, toàn địa bàn có thêm 44 dự án nữa nâng tổng số dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp, hoặc chỉ có đất nông nghiệp, hoặc chỉ có đất phi nông nghiệp không phải là đất ở không được công nhận chủ đầu tư lên đến 170 dự án. Trong khi đó, 11 tháng năm 2021, thành phố mới chỉ giải quyết “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” cho 20 dự án tồn đọng, nên nhìn chung vẫn “ách tắc” khoảng 150 dự án đầu tư có quỹ đất hỗn hợp.
Với số lượng dự án “ách tắc” lớn như vậy, việc tháo gỡ được sẽ giúp thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh không những giải quyết được tình trạng mất cân đối cung cầu, kéo giảm giá sản phẩm, đem lại sức sống cho thị trường mà còn hướng thị trường phát triển theo hướng bền vững.
Vấn đề này, TS. Trần Du Lịch - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho biết, BĐS là 1 trong 9 nhóm ngành dịch vụ chủ lực của TP. Hồ Chí Minh để phát triển. Tháo gỡ những “ách tắc” lĩnh vực BĐS cũng là hỗ trợ doanh nghiệp, nên cần có nhóm chính sách để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh.
“Chúng tôi kiến nghị với thành phố về chương trình trung hạn phục hồi kinh tế, xem phục hồi thị trường BĐS là bước đột phá để dẫn dắt, kích thích sự phục hồi của nền kinh tế nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Các dự án BĐS đang tồn đọng, cần tháo gỡ nhưng mỗi dự án có cái vướng khác nhau nên phải có hướng xử lý khác nhau. Dù vậy, nhất quyết phải gỡ bởi đây là bước khởi động đầu tiên để cho thị trường BĐS phát triển…” - ông Trần Du Lịch nói.
“Chúng tôi kiến nghị với thành phố về chương trình trung hạn phục hồi kinh tế, xem phục hồi thị trường BĐS là bước đột phá để dẫn dắt, kích thích sự phục hồi của nền kinh tế nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Các dự án BĐS đang tồn đọng, cần tháo gỡ nhưng mỗi dự án có cái vướng khác nhau nên phải có hướng xử lý khác nhau. Dù vậy, nhất quyết phải gỡ bởi đây là bước khởi động đầu tiên để cho thị trường BĐS phát triển…”.
TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?