Fiin Ratings (đối tác hợp tác chiến lược với hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings) cho rằng màn lội ngược dòng của công ty tài chính tiêu dùng F88 đã bắt đầu từ cuối năm 2023.
Xếp hạng tín nhiệm là một trong những công cụ thúc đẩy sự phát triển và tính chuyên sâu của thị trường tài chính. Trên phạm vi toàn cầu, S&P Global Ratings là tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu.
Dù đây là một năm rung lắc của thị trường cho vay tiêu dùng nhưng F88 vẫn duy trì được sự ổn định. Q4/2023, doanh nghiệp này đã ghi nhận lợi nhuận trở lại trong khi các chỉ tiêu về lợi nhuận như NIM, ROA được duy trì tốt hơn so với trung bình ngành tài chính tiêu dùng cùng với tỷ lệ chi phí hoạt động CIR được cải thiện. Q1/2024, dư nợ cho vay của F88 tăng trưởng ở mức 3,9% trong khi dư nợ toàn thị trường lại giảm sút. Cùng với đó, doanh thu từ lãi và phí cho vay của đơn vị này tăng trưởng ở mức 18,4%, ghi nhận lợi nhuận quý là 31,1 tỷ đồng.
Cơ cấu Vốn/Đòn bẩy của F88 tiếp tục là một điểm mạnh, theo đánh giá của Fiin Ratings.
Tỷ lệ đòn bẩy tài chính cuối Q1/2024 của chuỗi cho vay cầm cố này là 1,8 lần, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình ngành tài chính tiêu dùng năm 2023 là 3,7 lần. Nhìn chung, tỉ lệ này đang trong đà giảm dần, từ năm 2022 đến nay, từ mức 3,9 lần năm xuống mức 1,7 lần vào tháng 12/2023.
Hiện nay, F88 vẫn duy trì chính sách trích lập dự phòng 100% nợ quá hạn trên 90 ngày và xóa sổ khỏi dư nợ nội bảng. So sánh toàn thị trường thì các ngân hàng và tổ chức tài chính khác thường quy định thời gian trích lập nợ quá hạn là trên 360 ngày.
Công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập Fiin Ratings cho biết F88 vẫn duy trì được LTV ở mức trung bình, thấp hơn cam kết với các bên cho vay nước ngoài là 80%. Việc cải tiến hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng nhằm nâng cao chất lượng thẩm định và áp dụng các chính sách cho vay phù hợp cũng góp phần giúp doanh nghiệp này có chỉ số quản trị rủi ro ấn tượng hơn. Thực trạng xử lý nợ xấu từ giữa năm 2023 đến nay đã thay đổi tích cực, tỷ lệ thu hồi nợ đã tăng dần kể từ Q4/2023 sau đó tăng mạnh vào Q1/2024 ở mức 22,6%, so với mức bình quân năm 2023 là 15,6%.
Từ trước 2023, công ty này đã khá thành công trong việc đa dạng hóa nguồn huy động vốn, từ vốn chủ sở hữu tới vốn vay qua các kênh phát hành trái phiếu, các quỹ nước ngoài, các ngân hàng… nhằm giảm thiểu rủi ro tái cấp vốn và trên thực tế đã giảm được chi phí huy động vốn từ mức 12%/năm xuống 11%/năm, góp phần ổn định thanh khoản.
Hiện tại, hợp tác giữa F88 với ngân hàng CIMB của Malaysia vẫn đem lại nguồn vốn ổn định cho doanh nghiệp này.
Có phải dấu hiệu phục hồi toàn thị trường?
Theo công bố mới nhất giữa tháng 6/2024, Fiin Ratings tiếp tục duy trì xếp hạng F88 ở mức BBB- nhưng đã nâng hạng triển vọng lên mức “Ổn định” từ "Không thuận lợi".
Căn cứ lớn nhất để nâng hạng, theo Fiin Ratings, là “công ty đã có sự phục hồi nhất định về chất lượng tài sản và kết quả kinh doanh cũng như khả năng huy động vốn trong bối cảnh xu hướng đi xuống của ngành tài chính tiêu dùng nói chung và phân khúc cho vay thay thế nói riêng trong thời gian gần đây”.
Trong báo cáo của minh, Fiin Ratings nhiều lần nhấn mạnh vào sự trầm lắng cũng như đà phục hồi chậm của thị trường cho vay thay thế nói riêng và thị trường cho vay tiêu dùng nói chung bằng nhận định dư nợ cho vay toàn thị trường nói chung đã giảm 21,4% trong năm 2023 và có xu hướng tăng trưởng âm trong Q1/2024.
Fiin Ratings không kết luận việc F88 “lội ngược dòng” là dấu hiệu cho sự phục hồi của toàn thị trường tài chính tiêu dùng. Mặc dù vậy, họ đã đưa ra dự báo về việc tăng điểm tín nhiệm nếu F88 tiếp tục ứng phó một cách hiệu quả với sự cạnh tranh từ các công ty cho vay khác cũng như đa dạng hơn nữa khả năng huy động vốn và nguồn thu, cải thiện biên lợi nhuận.
Năm 2023, F88 ghi nhận mức lỗ sau thuế hơn 500 tỉ đồng do chính sách trích lập dự phòng thận trọng, dù lợi nhuận hoạt động trước dự phòng tăng mạnh so với 2022. Năm 2023, F88 và một số công ty cho vay tiêu dùng khác được các lực lượng chức năng đến kiểm tra trụ sở làm việc. Việc kiểm tra này diễn ra sau khi xã hội xuất hiện các biến tướng của dịch vụ cầm đồ và cho vay tiêu dùng gây mất an ninh trật tự, gây bức xúc dư luận. Sau đó, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng Việt Nam cần xây dựng khuôn khổ pháp lý chặt chẽ hơn để đảm bảo cho các hoạt động cho vay này minh bạch, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân (những người chưa đủ điều kiện để vay được từ ngân hàng) và không để xảy ra các hệ lụy trong xã hội.
Không ít ngân hàng đã đạt lợi nhuận khá tích cực trong 9 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, ngược với đà tăng trưởng đó, cũng có nhà băng cho thấy xu hướng đi lùi.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết sẽ phải huy động số tiền cao kỷ lục để giúp các nước thu nhập thấp, những nơi bị thiên tai và các nước không đủ lương thực cho người dân.
Bamboo Airways sẽ khai thác trở lại đường bay thường lệ tới Bangkok. Đây là động thái đầu tiên của hãng này sau một năm dừng bay thường lệ quốc tế, để tập trung tái cơ cấu.
Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM và 1 trưởng ban điều hành Dự án 4 thuộc ban này.
"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.
UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.