Thứ sáu, 26/04/2024

Thiếu tiền nhưng vẫn phải tiêu sang cho Trung thu

29/08/2022 6:00 PM (GMT+7)

Lạm phát khiến nhiều người dân Hàn Quốc chật vật khi giá cả leo thang. Lần đầu tiên, người dân nước này dự kiến tốn hơn 300.000 won để mua sắm thực phẩm cho lễ Chuseok.


Vào dịp Trung thu (lễ Chuseok) hàng năm, một trong 3 dịp lễ lớn nhất Hàn Quốc, người dân xứ củ sâm thường tặng nhau các hộp quà để thể hiện tấm lòng. Đó có thể là hộp hoa quả, thịt bò, mỹ phẩm, cá hoặc bánh ngọt truyền thống.

Tuy nhiên năm nay, nhiều người sẽ phải cân nhắc, đong đếm nhiều hơn trong việc mua sắm các loại quà biếu cũng như thực phẩm sử dụng trong dịp lễ lớn này. Theo Korea JoongAng Daily, giá mọi thứ, từ rau củ đến thực phẩm chế biến sẵn đều đang trở nên đắt đỏ.


Mọi thứ đều tăng giá

Cụ thể, giá dưa chuột đã tăng 76% so với năm ngoái, giá bí ngòi tăng mạnh 66,5%, củ cải 45,1%, hành lá 44,5% và rau diếp 37,5%. Giá cà rốt, hành tây, lá tía tô cũng nhảy vọt.

Giá bán lẻ một kg cải bó xôi là 32.002 won, tăng 21,5% so với năm ngoái. Con số này thậm chí còn đắt hơn giá 1 kg thịt ba chỉ lợn nội địa (26.160 won).

Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc cho rằng đây là loại rau khó dự trữ và nhạy cảm với nhiệt độ nên mới tăng giá nhiều như vậy. Các siêu thị lớn cũng phàn nàn rằng khó có thể giảm giá loại rau này.

“Giá cải bó xôi năm nay tăng chủ yếu do mưa lớn ở Namyangju và Pocheon, các địa phương trồng rất nhiều rau này. Nhiều khu vực khác cũng đang trồng như Jeolla, Gyeongsang và Chungcheong, nhưng giá cũng không dễ giảm”, Baek Seung-hoon, một người bán hàng tại Lotte Mart, cho biết.


Thiếu tiền nhưng vẫn phải tiêu sang cho Trung thu - Ảnh 1.

Giá cả nhiều mặt hàng phục vụ Trung thu ở Hàn Quốc tăng giá mạnh. Ảnh: Yonhap.

Năm nay, trung bình người dân Hàn Quốc sẽ tốn khoảng 318.045 won để chuẩn bị thực phẩm cho dịp Trung thu, tăng 6,8% so với năm ngoái, theo một cuộc khảo sát của Công ty Thương mại Thực phẩm và Nông - Thủy sản Hàn Quốc về giá cả của 28 mặt hàng tại 18 chợ truyền thống và 27 nhà bán lẻ lớn trên cả nước. Đây là lần đầu tiên chi phí mua thức ăn trung bình cho dịp lễ này vượt quá 300.000 won kể từ khi công ty bắt đầu thực hiện khảo sát.

Korea Price Information cũng ước tính một hộ gia đình 4 người sẽ phải trả thêm 9,7% tiền đi chợ và hơn 6,4% tiền đi siêu thị cho kỳ nghỉ lễ năm nay.

Ngoài rau, thực phẩm chế biến sẵn cũng đang tăng giá chóng mặt. Ngày 24/8, Nongshim, nhà sản xuất mì ramen hàng đầu của Hàn Quốc, cho biết sẽ tăng giá mì ăn liền và đồ ăn nhẹ lên lần lượt 11,3% và 5,7% từ ngày 15/9 do giá lúa mì toàn cầu tăng vọt.


Thiếu tiền nhưng vẫn phải tiêu sang cho Trung thu - Ảnh 2.

Năm nay, người Hàn Quốc phải chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm và quà tặng dịp Trung thu. Ảnh: Lotte Mart.

Việc tăng giá lương thực dự kiến còn tiếp tục kéo dài cho đến cuối năm. Ngay cả khi lạm phát đạt đỉnh vào tháng 9 hoặc tháng 10, các biến số bên ngoài, chẳng hạn như giá nguyên liệu thô và tỷ giá hối đoái, vẫn còn và mức độ giảm giá nhất định sẽ bị hạn chế.

Kang Kyeong-hoon, giáo sư quản trị kinh doanh tại Đại học Dongguk, cho biết: “Vì giá dầu và giá ngũ cốc quốc tế bắt đầu giảm nên giá dự kiến đạt đỉnh vào khoảng tháng 9 và tháng 10, nhưng tỷ giá hối đoái lại là một vấn đề. Có nguy cơ là giá nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng do đồng won mất giá”.


Thắt lưng buộc bụng

Lạm phát tại Hàn Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 23 năm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá cả ở xứ củ sâm tăng vọt và thúc đẩy người dân tiết kiệm.

Vào cuối tháng 6, nhân viên văn phòng Park Mi-won lần đầu tiên mua cơm trưa ở cửa hàng tiện lợi khi nhà hàng cơm trưa tự chọn yêu thích tăng giá 10%, lên 9.000 won/suất (7 USD).

“Tại cửa hàng tiện lợi, tôi thấy giá cả các món ăn hợp lý và hương vị cũng ổn. Hiện, tôi đến đó 2-3 lần/tuần”, bà nói với Reuters.

Theo thống kê của chính phủ Hàn Quốc, giá của một số món ăn trưa phổ biến như galbitang (cơm kèm canh sườn bò) đã tăng 12,2% và naengmyeon (mì lạnh) tăng 8,1%.

Kết quả khảo sát của công ty nhân sự Incruit hồi tháng 5 cũng cho thấy 96% trong số 1.004 nhân viên văn phòng thấy giá bữa trưa quá cao. Gần 1/2 cho biết đang tìm cách cắt giảm chi tiêu cho bữa trưa.

Bởi vậy, với các món mì ăn liền, sandwich, cơm cuộn với giá chưa tới 5 USD, các cửa hàng tiện lợi trở thành điểm đến ăn trưa mới của nhiều dân văn phòng.


Thiếu tiền nhưng vẫn phải tiêu sang cho Trung thu - Ảnh 3.

Nhiều người trẻ cũng đang học cách tiết kiệm chi tiêu do lạm phát. Ảnh: Heo Ran/Reuters.

Trên mạng xã hội, nhiều người thuộc thế hệ Millennials và gen Z còn hưởng ứng thử thách không tiêu tiền từ vài ngày đến nửa tháng để tiết kiệm. Một số người có ảnh hưởng cũng bắt đầu làm các nội dung chia sẻ mẹo tiết kiệm, thay đổi thói quen tiêu pha hoặc công thức nấu các bữa ăn đơn giản.

Trên Instagram, có 3.290 hashtag liên quan đến những từ khóa như "không chi tiêu", " thử thách không tiêu tiền" và "ngày không chi tiêu". Đính kèm các bài đăng là sổ tay hoặc danh sách chi tiêu hàng ngày của các cá nhân hoặc hộ gia đình trẻ, theo Korea Herald.

Lạm phát cũng khiến tầng lớp dư giả ở Hàn Quốc phải cân nhắc hơn trong việc mua sắm hàng hiệu. Không chỉ công việc làm ăn, kinh doanh của họ bị ảnh hưởng, nhiều nhãn hàng xa xỉ đã tăng giá sản phẩm liên tục.

Theo khảo sát của công ty tư vấn Deloitte vào năm 2021, 74% người ở tầng lớp thượng lưu bày tỏ thái độ lo lắng vì vật giá ngày càng leo thang. 77% người thuộc giới trung lưu cũng có suy nghĩ tương tự.

Có 54% người giàu trong nhóm tham gia khảo sát dự đoán rằng tình hình tài chính của họ sẽ không tiến triển nhiều trong 3 năm tiếp theo. Đây cũng là suy nghĩ của 46% người có mức thu nhập trung bình.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Dự kiến đón gần 700.000 lượt khách trong giai đoạn cao điểm lễ từ 26/4– 1/5, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã lên phương án, tăng cường nhân lực phục vụ.

Sách: Điện Biên Phủ qua góc nhìn người lính, những người tham gia vào công cuộc tái thiết

Sách: Điện Biên Phủ qua góc nhìn người lính, những người tham gia vào công cuộc tái thiết

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách tuyệt đẹp với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ.

Diễn đàn quốc tế Trinity lần đầu tại Việt Nam sẽ hỗ trợ nhiều lĩnh vực kinh tế

Diễn đàn quốc tế Trinity lần đầu tại Việt Nam sẽ hỗ trợ nhiều lĩnh vực kinh tế

Nhiều lĩnh vực liên quan đến hàng không được kỳ vọng sẽ nhận thêm trợ lực mới thông qua diễn đàn quốc tế Trinity 2024 tại TP.HCM tháng 11 tới đây.

Những sản phẩm du lịch Hạ Long hấp dẫn dịp hè 2024

Những sản phẩm du lịch Hạ Long hấp dẫn dịp hè 2024

TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã và đang trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của du khách trong và ngoài nước mỗi mùa du lịch hè. Với mục tiêu không ngừng đổi mới, địa phương cũng đang tập trung đưa các sản phẩm du lịch mới vào hoạt động.

Tour nội địa “lép vế” tour nước ngoài dịp lễ 30/4

Tour nội địa “lép vế” tour nước ngoài dịp lễ 30/4

Nhu cầu đi du lịch lễ 30/4 năm nay tăng cao khi kỳ nghỉ kéo dài đến 5 ngày. Tuy nhiên, sức nóng lại đang dồn vào các tour du lịch nước ngoài hơn là du lịch nội địa.

Thử nấu món ăn, thức uống từ những bộ phim đình đám

Thử nấu món ăn, thức uống từ những bộ phim đình đám

Không ít lần ta đã bắt gặp những món ăn hấp dẫn trên phim ảnh, vậy thì liệu các món ăn này sẽ như thế nào khi chế biến ngoài thực tế?