Thứ tư, 09/10/2024

Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương ứng phó bão Yagi

03/09/2024 4:10 PM (GMT+7)

Trước diễn biến nguy hiểm của bão Yagi có thể đạt cấp 13, giật cấp 16, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó

Bão Yagi có thể đạt cấp 13, giật cấp 16

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 13 giờ ngày 3/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,6 độ vĩ bắc; 119,1 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông khu vực bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/giờ), giật cấp 11. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, với tốc độ khoảng 15km/giờ.

Đến 13 giờ ngày 4/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ vĩ bắc; 117,4 độ kinh đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 730km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 13. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, với tốc độ khoảng 10km/giờ.

Đến 13 giờ ngày 5/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,0 độ vĩ bắc; 114,4 độ kinh đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 400km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 16. Bão di chuyển theo hướng tây, với tốc độ khoảng 10-15km/giờ.

Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương ứng phó bão Yagi   - Ảnh 1.

Dự báo vị trí và hướng di chuyển của bão Yagi. Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Đến 13 giờ ngày 6/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,4 độ vĩ bắc; 111,4 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, với tốc độ khoảng 10-15km/giờ.

Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, cường độ ít thay đổi.

Do ảnh hưởng của bão số 3, vùng biển phía đông của khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 13; biển động dữ dội.

Dự báo, từ chiều 4-6/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh trên vùng biển phía bắc của khu vực bắc Biển Đông, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão.

Trong 24 giờ tới, vùng biển phía đông của khu vực bắc Biển Đông, sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5.

Từ chiều 4-6/9, có thể tăng dần lên 7-9m. Biển động dữ dội. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.

Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương ứng phó bão Yagi

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 86 về chủ động ứng phó bão số 3 gửi Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình.

Đồng thời gửi Bộ trưởng các bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Ngoại giao, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Theo công điện, sau khi vào Biển Đông, dự báo bão số 3 sẽ tiếp tục mạnh thêm, sức gió mạnh nhất trên biển có thể đạt cấp 13, giật cấp 16 trong những ngày tới, di chuyển nhanh về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) và khu vực Vịnh Bắc Bộ, khả năng rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta.

Đây là cơn bão được dự báo có cường độ rất mạnh. Để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ do ảnh hưởng của bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng các bộ và Chủ tịch UBND các địa phương nêu trên chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ" theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

Thủ tướng giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nêu trên căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ, trong đó tập trung bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển, đảo.

Cùng với đó, tổ chức rà soát, kiểm đếm, chủ động thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch) còn đang hoạt động trên biển biết, không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.

Rà soát, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đối với các hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, cửa sông, ven bờ; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp. Căn cứ tình hình cụ thể, chủ động quyết định việc cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.

Kiểm tra, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du; bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.

Kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ nếu xảy ra tạ cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM: Nguồn cung bất động sản mới nhỏ giọt, phân khúc nào là tâm điểm?

TP.HCM: Nguồn cung bất động sản mới nhỏ giọt, phân khúc nào là tâm điểm?

Báo cáo thị trường bất động sản quý 3/2024 của Savills Việt Nam đã cung cấp một số diễn biến đang chú ý của phân khúc nhà phố/biệt thự tại TP.HCM sau nhiều quý ghi nhận tình hình hoạt động trầm lắng.

  Khởi sắc thu hút FDI của Việt Nam vào công nghệ cao

Khởi sắc thu hút FDI của Việt Nam vào công nghệ cao

Việc các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới mở rộng đầu tư tại khắp các tỉnh, thành đã góp phần tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh.

Công khai người bỏ cọc đấu giá đất, liệu có khả thi?

Công khai người bỏ cọc đấu giá đất, liệu có khả thi?

Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân đã chỉ ra hiện tượng một số người tham gia đấu giá đất chủ yếu là giới đầu cơ, thao túng bằng cách đẩy giá cao và bán lại ngay để thu lợi, tạo mặt bằng giá ảo đối với các khu vực xung quanh.

Công nghiệp hỗ trợ ô tô: Doanh nghiệp nhỏ và vừa rơi vào “bẫy năng suất thấp”

Công nghiệp hỗ trợ ô tô: Doanh nghiệp nhỏ và vừa rơi vào “bẫy năng suất thấp”

Đã có những điểm sáng trong phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy tại Việt Nam, tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất cần chính sách khuyến khích đồng bộ và đột phá.

5 ngày thỏa sức săn đặc sản Sóc Trăng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

5 ngày thỏa sức săn đặc sản Sóc Trăng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

Nếu khó tìm mua gạo ST25 Ông Cua chính hiệu, bánh pía đúng chuẩn vị Sóc Trăng và các đặc sản khác của tỉnh này thì đây là cơ hội dành cho người dân tại TP.HCM. Chương trình diễn ra tư nay đến cuối tuần, trong 5 ngày liên tục.

2,5 triệu đồng để ăn dĩa cơm tấm Chợ Cũ, đặt trước mới có

2,5 triệu đồng để ăn dĩa cơm tấm Chợ Cũ, đặt trước mới có

Dĩa cơm tấm tại 1 nhà hàng trên đường Tôn Thất Đạm (Quận 1, TP.HCM) do đầu bếp người Mỹ gốc Việt chuẩn bị có giá 100 USD, tương đương 2,5 triệu đồng. Nếu không đặt món trước, nhà hàng không có sẵn.