6 tháng đầu năm 2024, số lượng hành khách quốc tế đến Việt Nam qua đường hàng không bị từ chối nhập cảnh có dấu hiệu tăng mạnh. Cụ thể theo tống kê, năm 2020 có 506 trường hợp, năm 2021 do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 (có rất ít chuyến bay thương mại quốc tế đến Việt Nam) do đó chỉ có 5 trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh; năm 2022 có 404 trường hợp; năm 2023 có 886 trường hợp và đáng chú ý 6 tháng đầu năm 2024 đã có trên 600 trường hợp.
Việc gia tăng các trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh gây thiệt hại cho hãng vận chuyển, tạo áp lực lên cảng hàng không (nơi hành khách được quản lý để đưa trở lại nơi xuất phát). Đồng thời tiềm ẩn rủi ro mất an ninh, an toàn, trật tự tại cảng hàng không, trên tàu bay.
Trước tình hình trên, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản gửi các hãng hàng không khai thác các chuyến bay quốc tế thường lệ đến Việt Nam về kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách nhập cảnh, quá cảnh.
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không khai thác các chuyến bay thường lệ quốc tế đến Việt Nam có biện pháp hiệu quả để giảm thiểu hành khách bị từ chối nhập cảnh.
Cục cũng lưu ý, người khai thác tàu bay phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết khi cho hành khách lên tàu bay để đảm bảo rằng hành khách đáp ứng đủ, đúng các giấy tờ do quốc gia quá cảnh và quốc gia đến quy định, cũng như kịp thời cập nhật các quy định của Việt Nam và quốc tế về xuất, nhập cảnh, quá cảnh liên quan đến hành khách đi tàu bay.
Đồng thời đề nghị lực lượng chức năng nơi tàu bay xuất phát (trước khi bay đến Việt Nam) kiểm soát chặt chẽ giấy tờ của hành khách nhằm hạn chế đến mức tối thiểu các trường hợp không đủ điều kiện nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam do nguyên nhân giấy tờ đi tàu bay.
Ngoài ra, các hãng hàng không cần thực hiện các biện pháp tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến hành khách đi tàu bay, đến các công ty lữ hành liên quan về các quy định đối với giấy tờ đi tàu bay.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.