Orion vừa chính thức tăng khối lượng của bánh Chocopie lên 10%, tăng từ 33 gam lên 36,3 gam với giá không thay đổi. Đây là lần thứ hai nhà sản xuất bánh kẹo này thực hiện chiến lược tăng khối lượng đối bánh Chocopie kể từ khi có mặt tại Việt Nam. Cùng với việc tăng khối lượng, Orion cũng thực hiện thay đổi bao bì mới cho Chocopie.
Theo ghi nhận, bánh Chocopie “phiên bản ưu đãi” này đều đã lên kệ nhiều hệ thống siêu thị lớn nhỏ. Khá nhiều khách quan tâm đến sản phẩm sau khi được nhân viên tại quầy giới thiệu tăng khối lượng nhưng không tăng giá.
Động thái của nhà sản xuất bánh kẹo này được đưa ra trong bối cảnh giá cả hàng hóa leo thang, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.
Đại diện Orion cho biết ngoài Chocopie, họ cũng đồng loạt thực hiện tăng khối lượng đối với những sản phẩm bánh khác như O’star, Toonies, Custas cốm... Hoạt động này nhằm gia tăng chất lượng, giữ giá sản phẩm trong bối cảnh khó khăn về kinh tế, giá nguyên vật liệu tăng cao…
Không chỉ nhà sản xuất, các nhà phân phối, bán lẻ cũng đang thực hiện hàng loạt “chiêu” để bán kích cầu mua sắm.
Central Retail - tập đoàn bán lẻ sở hữu hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market, vừa thông báo tăng thêm gấp đôi số lượng sản phẩm trong chương trình luôn luôn rẻ hơn, cụ thể là trên 2.000 sản phẩm rẻ hơn, áp dụng đến cuối năm 2024.
Các siêu thị GO!, Big C duy trì chương trình “chợ sớm giảm sung”, giúp khách hàng giảm giá thêm 10% đối với toàn bộ sản phẩm thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản tươi, rau, củ, trái cây. Chương trình áp dụng từ lúc siêu thị mở cửa đến 10h sáng hàng ngày, áp dụng thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần.
Ông Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc thu mua MM Mega Market, cho biết để bình ổn giá sản phẩm thiết yếu, MM áp dụng chiến lược mua hàng tại nguồn, thu mua với số lượng lớn và có chính sách giá sỉ.
Các siêu thị thuộc hệ thống MM đang “bình ổn giá, chống lạm phát” cho các mặt hàng thiết yếu như hóa mỹ phẩm và thực phẩm khô, giá sỉ cho thực phẩm tươi sống. Siêu thị khuyến mãi mua nhiều lợi nhiều cho các mặt hàng thực phẩm, nguyên liệu thiết yếu như dầu ăn, đường, hạt nêm, bột ngọt, gạo, mì, cà phê, trà, bánh…
Nhóm sản phẩm thương hiệu riêng MM như trà, trái cây sấy, gạo, dầu, Besico We Are Fresh (mặt hàng tươi sống, quầy bánh tươi) áp dụng khuyến mãi đến 40 - 50%.
Không chỉ các nhà sản xuất, nhà phân phối, mới đây, UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố; áp dụng cho các mặt hàng lương thực, thực phẩm, tiêu dùng thiết yếu, các mặt hàng phục vụ học tập năm 2024 và Tết Ất Tỵ năm 2025.
Năm 2024, Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn TP.HCM có 69 doanh nghiệp đầu mối tham gia, tăng 10 doanh nghiệp so với năm 2023. Phần lớn các doanh nghiệp tham gia chương trình đều có quy mô lớn, thương hiệu uy tín, chiếm thị phần cao và là đầu mối của các chuỗi cung ứng.
Cụ thể, hoạt động phân phối có các doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất cả nước như Saigon Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh, Central Retail, MM Mega Market, AEON, Fahasa…
Nhóm doanh nghiệp sản xuất, cung ứng có các doanh nghiệp quy mô rất lớn như Vinamilk, Nutifood, Vissan, Vinh Phát, Ba Huân, San Hà, C.P Việt Nam, Vissan, Vinamit, Lương thực TP.HCM, Bình Tây, Miliket, Saigon Food, Cholimex, Intermix…
Chương trình bình ổn thị trường TP.HCM năm 2024 bổ sung nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu gồm nước rửa chén, nước lau nhà, bột giặt, chất tẩy rửa, khăn giấy, túi rác phân huỷ sinh học…; bổ sung mặt hàng muối, nước uống vào nhóm các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; bổ sung các mặt hàng thiết bị điện tử (laptop, máy tính để bàn, máy in phun, laser…) vào nhóm các mặt hàng phục vụ học tập.
Chương trình Bình ổn thị trường TP.HCM năm 2024 đã huy động thêm nhiều doanh nghiệp quy mô lớn, có thương hiệu, lần đầu tiên tham gia như Tập đoàn Lộc Trời (mặt hàng gạo), Tổng Công ty May 28 (đồng phục học sinh, nước uống), Sapuwa (nước uống), ION LIFE (nước uống), Family Mart (phân phối), Hòa Phát (nước tẩy rửa), Thế Giới Di Động (dụng cụ điện tử phục vụ học tập)…
Sở Công Thương TP.HCM đánh giá sự tham gia của các doanh nghiệp này giúp gia tăng sản lượng, tăng cơ hội tiếp cận, mua sắm hàng hóa bình ổn thị trường đến với mọi đối tượng người tiêu dùng, nâng cao khả năng chi phối, điều tiết thị trường của chương trình.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.
Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam cuối năm 2024 sẽ có chuyển biến tích cực, với nguồn cung mới cải thiện đáng kể so với quý 3/2024. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng còn cần nhiều yếu tố để tạo nên kịch bản lý tưởng, hoặc kỳ vọng, thách thức cho thị trường…
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, những tháng cuối năm, TP.HCM sẽ có nhiều gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa để ổn định sản xuất, kinh doanh.
Hai đai gia trên thi trường chứng khoán là FPTS và Pinetree bị phạt do vi phạm về công bố thông tin và nhân sự và cấp giao dịch ký quỹ với mã chứng khoán không được phép, lần lượt số tiền là 177,5 triệu và 190 triệu đồng.
Hôm nay 15/10, các nhà mạng sẽ ngừng cung cấp dịch vụ 2 chiều (bao gồm nghe và gọi) đối với các thuê bao còn sử dụng mạng 2G Only. Theo đó, hơn 770 nghìn thuê bao sẽ bị khóa.
UBND TP.HCM đề xuất giữ được lại toàn bộ số thu ngân sách vượt dự toán đối với phần thu chia sẻ giữa Trung ương và địa phương giai đoạn 2026-2030 để làm đường sắt đô thị.