Thứ năm, 21/11/2024

Phiên tòa vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Bà Trương Mỹ Lan rửa tiền hơn 445.000 tỷ đồng

19/09/2024 10:30 AM (GMT+7)

Sáng 19/9, đoàn xe cảnh sát chở các bị cáo, trong đó có bà Trương Mỹ Lan đến khuôn viên tòa án. Phiên tòa bắt đầu từ 8 giờ ngày hôm nay và kéo dài đến ngày 19/10.

8 giờ sáng nay (19/9), TAND TP.HCM tiến hành xét xử giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát – Trương Mỹ Lan. Phiên tòa sơ thẩm này do thẩm phán Nguyễn Thị Hà làm chủ tọa, dự kiến diễn ra từ hôm nay đến ngày 19/10.

Từ sáng sớm hàng chục cơ quan báo chí đã có mặt tại khu vực trước tòa án để đưa tin. Đoạn đường trước khu vực tòa án có nhiều lực lượng tham gia điều tiết giao thông, làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Bên trong khuôn viên tòa án, có nhiều cảnh sát làm nhiệm vụ.

Phiên tòa vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Bà Trương Mỹ Lan rửa tiền hơn 445.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Các lực lượng an ninh bên ngoài phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2. Ảnh: DV

Liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát ở giai đoạn 2, tòa đã có quyết định đưa ra xét xử đối với 34 bị cáo với các tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới". Trong đó bà Trương Mỹ Lan bị xét xử về cả 3 tội danh nêu trên.

Chiếm đoạt hơn 30.000 tỷ đồng của gần 36.000 bị hại

Theo cáo buộc, bà Trương Mỹ Lan là người chi phối, điều hành, chỉ đạo, quyết định mọi hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các pháp nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Bà Lan cũng là người đưa ra chủ trương và chỉ đạo phát hành trái phiếu doanh nghiệp; chủ trì họp bàn với các nhân sự chủ chốt của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB quyết định sử dụng 4 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là: An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu "khống" với tổng khối lượng 308.691.388 trái phiếu; chạy dòng tiền khống để hợp thức nhà đầu tư sơ cấp cho số trái phiếu phát hành, sau đó thông qua công ty chứng khoán bán trái phiếu cho hàng ngàn nhà đầu tư, thu tiền về sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, không đúng với mục đích phát hành trái phiếu.

Phiên tòa vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Bà Trương Mỹ Lan rửa tiền hơn 445.000 tỷ đồng - Ảnh 2.

Tại giai đoạn 2, bà Lan được Cơ quan điều tra đánh giá là có chuyển biến về nhận thức và ý thức pháp luật, ăn năn hối cải. Ảnh: DV

Tính đến ngày 7/10/2022, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt số tiền 30.000 tỷ đồng của 35.824 bị hại. Ngoài bà Trương Mỹ Lan, ở tội danh này còn có 28 đồng phạm khác.

Rửa tiền hơn 445.000 tỷ đồng

Theo cáo trạng, từ ngày 1/1/2018 đến ngày 7/10/2022, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo các bị cáo Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung phối hợp với Nguyễn Ngọc Dương, Nguyễn Phương Anh chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB, hoặc cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt ra khỏi tài khoản nhằm cắt đứt dòng tiền để che giấu, hợp thức nguồn gốc bất hợp pháp số tiền 445.000 tỷ đồng do Trương Mỹ Lan phạm tội mà có vào các mục đích khác nhau.

Phiên tòa vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Bà Trương Mỹ Lan rửa tiền hơn 445.000 tỷ đồng - Ảnh 3.

Tại phiên tòa xét xử giai đoạn 1 diễn ra hồi tháng 3, Trương Mỹ Lan bị HĐXX TAND TP.HCM tuyên phạt tử hình

Đó là các khoản chi: Trả gốc, lãi trái phiếu; Chi trả nợ các khoản vay tại Ngân hàng SCB; Chi phí lãi vay, chi phí hoạt động của Ngân hàng SCB; Chi cho dự án Dự án Mũi Đèn Đỏ; Dự án A6, huyện Bình Chánh); Chi cho các cá nhân; Chuyển tiền ra nước ngoài… Ở tội danh này, ngoài bà Trương Mỹ Lan còn có 8 bị cáo đồng phạm khác.

Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới 4,5 tỷ USD

Ở tội danh “Rửa tiền”, theo Viện Kiểm sát, trong thời gian từ năm 2012 đến 2022, mỗi khi cần sử dụng tiền chuyển đi nước ngoài để trả nợ và nhận tiền vay từ nước ngoài về, Trương Mỹ Lan giao cho thuộc cấp lập các hợp đồng “khống” mua bán cổ phần, góp vốn, tư vấn giữa các nước ngoài (đều là các công ty ma thuộc quản lý, điều hành của các cá nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).

Thông qua các hợp đồng "khống" này, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua hệ thống Ngân hàng SCB.

Tổng số tiền mà bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã vận chuyển trái phép qua biên giới là 4,5 tỷ USD. Ở tội danh này, ngoài bà Trương Mỹ Lan còn có 8 bị cáo đồng phạm khác.

Ở giai đoạn 1 vụ án, tại bản án hình sự sơ thẩm số 157/2024/HSST ngày 11/4/2024 của TAND TPHCM, bà Trương Mỹ Lan bị tuyên tử hình chung cho các tội: "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "Tham ô tài sản" và "Đưa hối lộ".

Bà Trương Mỹ Lan đã có kháng cáo, TAND cấp cao tại TPHCM đang thụ lý theo trình tự phúc thẩm vụ án này.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.