Tháng 4/2024, trong phiên tòa đầu tiên, bà Lan bị TAND TP.HCM tuyên phạt tử hình về các tội danh Tham ô tài sản, Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về cho vay xảy ra tại ngân hàng SCB. Sau đó, bà này và nhiều bị cáo trong vụ án đã kháng cáo nên hồ sơ được chuyển tới TAND cấp cao tại TP.HCM để giải quyết theo thẩm quyền.
Nay, Viện KSND tối cao vừa ra cáo trạng, đề nghị TAND TP.HCM xét xử Trương Mỹ Lan (còn gọi Trương Muội) và 34 bị can khác về các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới". Đây diễn biến mới trong giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát.
Ở vụ án thứ 2 hiện nay, Viện kiểm sát xác định bà Trương Mỹ Lan có 3 hành vi phạm tội, nặng nhất là lừa đảo theo Điều 174 với khung hình phạt tù chung thân.
Theo tài liệu, bà Trương Mỹ Lan là chủ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đồng thời nắm trên 90% cổ phần tại ngân hàng SCB. Người phụ nữ này còn lập hàng loạt công ty ma, không hoạt động, thuê người thành lập công ty, ký khống tài liệu… nhằm phục vụ các hoạt động tài chính của Vạn Thịnh Phát.
Tính đến tháng 10/2022, tập đoàn Vạn Thịnh Phát có tới 1.460 công ty (gồm 46 công ty nước ngoài) và gần 1.800 người để đứng tên doanh nghiệp, đứng tên các khoản vay.
Trong số các doanh nghiệp thuộc Vạn Thịnh Phát, có 656 công ty vay tiền của SCB, hiện 435 công ty còn dư nợ, đều thuộc nhóm 5 (không có khả năng thu hồi); 85 công ty được dùng để chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và 63 công ty dùng để nhận tiền từ nước ngoài chuyển về.
Từ năm 2018 – 2020, bà Lan cùng đồng phạm phát hành 25 gói trái phiếu khống, không có tài sản đảm bảo, hiện mất khả năng thanh toán của 4 pháp nhân gồm Công ty Bất động sản An Đông, Công ty Đầu tư An Thuận, Công ty Sunny World và Công ty Dịch vụ Thương Mại TP.HCM.
Việc phát hành được thông qua Công ty Chứng khoán TVSI và nhân viên ngân hàng SCB. Số 25 gói trái phiếu này có tổng giá trị 30.869 tỷ đồng và đến nay còn dư nợ hơn 30.081 tỷ đồng của hơn 35.000 nhà đầu tư.
Ngoài lừa đảo 30.081 tỷ đồng nói trên, Trương Mỹ Lan còn tham ô hơn 415.000 tỷ đồng của ngân hàng SCB (đã bị xử lý ở phiên tòa hồi tháng 4), tổng hai khoản lên tới hơn 445.000 tỷ đồng.
Trương Mỹ Lan "rửa sạch" số tiền khổng lồ nói trên bằng cách sử dụng hàng nghìn pháp nhân, cá nhân để chuyển tiền lòng vòng, rút tiền mặt ra chi tiêu, đầu tư... Việc này diễn ra trong giai đoạn 2018 – 2022.
Với hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, bà Lan bị cáo buộc cùng đồng phạm dùng các hợp đồng khống, chuyển ra nước ngoài hơn 1,5 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, có hơn 3 tỷ USD được chuyển về Việt Nam trái pháp luật; tổng số được vận chuyển trái phép tương đương hơn 106.730 tỷ đồng. Bà Lan khai tiền chuyển về Việt Nam là đi vay còn ở chiều ngược lại là trả nợ.
Trong vụ án này, tỷ phú Hồng Kông, Chu Lập Cơ (Chu Lap Kee Eric - chồng bà Trương Mỹ Lan) bị truy tố về hành vi rửa tiền trong vai trò đồng phạm với vợ là Trương Mỹ Lan. Ông Cơ trước đó bị phạt 9 năm tù do thông đồng, vay sai quy định để rút tiền của SCB và hiện đang kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.