Ngày 12/2, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư vùng.
Liên kết phát triển
Tại hội nghị, các đại biểu đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, sát thực tiễn và khả thi để triển khai Nghị quyết 30 và Chương trình hành động của Chính phủ; từ đó khơi thông nguồn lực, tháo gỡ điểm nghẽn nhằm đạt được các mục tiêu. Trong đó, tập trung phân tích các giải pháp phát triển đồng bộ mạng lưới giao thông vận tải vùng hiện đại, liên kết vùng và quốc tế; phát triển hạ tầng, chính sách, nguồn nhân lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; hoàn thiện thể chế phát triển các ngành công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp văn hóa và du lịch; phát triển bền vững kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh; giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển xanh, bền vững Vùng Đồng bằng Sông Hồng; giải quyết việc làm, cơ cấu lại lao động...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.
Cùng với đó là các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy các đột phá phát triển của các địa phương trong vùng như: Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế tam giác động lực phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh trở thành hạt nhân, trụ cột phát triển của vùng và cả nước; xây dựng khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế.
Vùng động lực phát triển hàng đầu của cả nước
Thống nhất với các báo cáo và ý kiến phát biểu, đồng thời nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian phân tích về vị trí, vai trò, tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của vùng so với các vùng trong cả nước và một số lĩnh vực có thể so với khu vực và thế giới.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ băn khoăn, trăn trở về những khó khăn, thách thức còn tồn tại cản trở cho sự phát triển của vùng. Kinh tế - xã hội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; các địa phương phát triển không đồng đều, hạ tầng giao thông thiếu kết nối, hạ tầng du lịch còn yếu; hệ thống đô thị phát triển chưa đồng bộ...
Nhấn mạnh quyết tâm biến vùng đất này thành vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước, Thủ tướng nêu rõ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo.
Về các nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan và 11 địa phương trong vùng khẩn trương xây dựng Chương trình, Kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ. Tập trung hoàn thiện thể chế, quy hoạch vùng và chính sách liên kết vùng. Đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế biển, dẫn dắt đổi mới mô hình tăng trưởng.
Các nhà đầu tư, đối tác phát triển trong nước và quốc tế tham dự hội nghị.
Thủ tướng cũng yêu cầu phát triển hệ thống đô thị hiện đại, thông minh, bền vững, theo mạng lưới và thích ứng với biến đổi khí hậu; ưu tiên nguồn lực xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế. Phải phát triển vùng trở thành trung tâm KHCN gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu của cả nước. Khuyến khích doanh nghiệp liên kết, đầu tư, phát triển KHCN. Xây dựng và phát triển các khu, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo, khu công nghệ cao.
Đánh giá cao sự có mặt của nhiều nhà đầu tư, đối tác phát triển trong nước và quốc tế tại hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm "hợp tác và phát triển" trong thu hút đầu tư. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và các địa phương quán triệt tinh thần luôn sát cánh, chia sẻ, động viên, lắng nghe, giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp, khó khăn ở đâu thì tháo gỡ ở đó, vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó giải quyết.
Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp, nhà đầu tư với tinh thần "Đã nói là phải làm. Đã cam kết phải thực hiện hiệu quả", bằng năng lực, trí tuệ, kinh nghiệm để chuyển hóa những tiềm năng, lợi thế của Vùng Đồng bằng sông Hồng thành những sản phẩm, công trình cụ thể, giá trị cụ thể, đo lường được, tạo động lực phát triển.
500 tiểu thương tại chợ nông sản phường 3, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang mặc áo bà ba bán rau cải, trái cây và cá đồng. Đây là cách quảng bá hình ảnh đất và người Hậu Giang đến với du khách trong và ngoài nước.
Sau hơn 40 ngày nhận kết luận điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ra cáo trạng truy tố 38 người trong vụ án Việt Á. Số này gồm 3 cựu Ủy viên Trung ương Đảng là các cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long và cựu Bí thư Hải Dương Phạm Xuân Thăng.
Tối qua (29/9 nhằm 15/8 Âm lịch), phố lồng đèn Lương Nhữ Học (quận 5) tấp nập người đến chơi. Tuy vậy, nhiều cửa hàng bán tháo bánh Trung thu vẫn ế chỏng chơ…
Với mục tiêu dài hạn, nhiều quốc gia có mức lạm phát hiện tại vẫn ở mức cao. Trong khi đó, VN tiếp tục thuộc nhóm các nước kiểm soát tốt lạm phát khi CPI tháng Chín tăng 3,66% so với tháng 9/2022.
Trong 5 ngày liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tín phiếu trên thị trường mở kỳ hạn 28 ngày hút khoảng 70 nghìn tỷ đồng khiến nhiều ý kiến lo ngại. Thế nhưng ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc NHNN khẳng định động thái này không tác động tới lãi suất và cố gắng cân đối lãi suất và tỷ giá.
Theo Bộ Công Thương, có tình trạng ngân hàng tự động trích thu nợ từ các tài khoản của doanh nghiệp, trong đó có tài khoản Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.