Chủ nhật, 24/11/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Phải nỗ lực triển khai quy hoạch vùng ĐBSCL sao cho hiệu quả"

22/06/2022 6:28 AM (GMT+7)

Sáng 21/6, tại TP.Cần Thơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị công bố quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Công bố quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bản quy hoạch vùng đầu tiên được tổ chức lập theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành theo quy định của Luật Quy hoạch, nhằm cụ thể hóa tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu phát triển vùng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải nỗ lực triển khai quy hoạch vùng ĐBSCL sao cho hiệu quả - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vùng ĐBSCL. Ảnh: Huỳnh Xây

Đặc biệt hơn nữa, quy hoạch vùng ĐBSCL đã cụ thể hóa hơn phương thức tổ chức không gian và phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu của vùng ĐBSCL phù hợp với quan điểm phát triển “thuận thiên”, “chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu” theo tinh thần của Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ.

Theo đó, quy hoạch vùng ĐBSCL xác định các đột phá mang tính chiến lược như sau:

Thứ nhất, phát triển vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dựa trên 3 trụ cột: Kinh tế - xã hội – môi trường. Theo đó, chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự nhiên hướng tới một mô hình kinh tế xanh, lấy “con người” làm trung tâm.

Thứ hai, biến thách thức thành cơ hội, “chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn”. Tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng gia tăng hiệu quả và giá trị, trong đó chú trọng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực về con người và khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, công nghiệp năng lượng là đột phá, dịch vụ là bệ đỡ.

Thứ ba, thay đổi tư duy về an ninh lương thực từ việc phát triển nông nghiệp dựa vào cây lúa sang thủy sản - trái cây - lúa gạo phù hợp với thị trường, trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại phân vùng sản xuất dựa trên tài nguyên nước và thổ nhưỡng.

Thứ tư, chuyển đổi mô hình phát triển từ phân tán, nhỏ lẻ sang tập trung cả về nông nghiệp, công nghiệp và đô thị. Phấn đấu đến năm 2030 vùng ĐBSCL trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới.

Thứ năm, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt chú trọng đến phát triển hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến kết nối với TP.HCM và vùng Đông Nam bộ thông qua 2 trục cao tốc đường bộ, tuyến đường thủy nội địa và tuyến đường sắt nối TP.HCM với TP.Cần Thơ trong tương lai. Đồng thời, phát triển tuyến đường bộ ven biển từ Tiền Giang đến Kiên Giang.

Thứ sáu, tập trung phát triển hành lang đô thị công nghiệp từ TP.Cần Thơ đến Long An, kết nối với TP.HCM và vùng Đông Nam bộ và hệ thống 8 trung và đầu mối về nông nghiệp; phát triển hành lang kinh tế, đô thị dọc sông Tiền - sông Hậu từ An Giang đền Sóc Trăng gắn với phát triển cảng biển Trần Để nhằm kết nối, giao thương quốc tế về đường bộ gắn với đường thủy nội địa và hàng hải.

Thứ bảy, thay đổi tư duy về khai thác, sử dụng tài nguyên nước: Coi nước mặn, nước lợ là một nguồn tài nguyên bên cạnh nước ngọt, chuyển từ đáp ứng nhu cầu sang chủ động quản lý nhu cầu về nước; khai thác, sử dụng tài nguyên nước phù hợp với phân vùng chức năng của nguồn nước.

Thứ tám, chú trọng bảo tồn các cảnh quan, sinh thái, văn hóa lịch sử, văn hóa dân tộc, văn hóa sông nước đặc thù của vùng. Đặc biệt là thành lập và vận hành hành lang đa dạng sinh học ở khu vực ven biển từ Vườn quốc gia mũi Cà Mau đến khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ; phát triển các không gian văn hóa đặc thù của vùng như văn hóa sông nước, văn hóa các cộng đồng dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải nỗ lực triển khai quy hoạch vùng ĐBSCL sao cho hiệu quả - Ảnh 2.

Thời gian tới, vùng ĐBSCL phát triển theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Huỳnh Xây

Thứ chín, tăng cường liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng ĐBSCL với TP.HCM và vùng Đông Nam bộ, mở rộng giao thương với các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông nhằm khơi thông, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Theo thông tin tại hội nghị, để tiếp tục ưu tiên đầu tư cho vùng ĐBSCL, trong giai đoạn 2021-2025, tổng số vốn ngân sách nhà nước dự kiến hỗ trợ cho các dự án do địa phương quản lý dự kiến đạt khoảng 320 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% so với giai đoạn 2016-2020.

Ngoài ra, vốn ngân sách nhà nước đầu tư qua một số Bộ như Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế... để triển khai các công trình dự án trong vùng đạt khoảng 122 nghìn tỷ đồng. Như vậy, tổng số vốn ngân sách nhà nước đầu tư dự kiến cho vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025 khoảng 442 nghìn tỷ đồng.

Với số vốn được bố trí như trên, vùng ĐBSCL sẽ hoàn thành một số công trình trọng điểm như: Các tuyến đường bộ cao tốc (Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau), các tuyến đường quốc lộ, cảng hàng không, các công trình thủy lợi cấp nước, trữ nước, kiểm soát mặn...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, ĐBSCL là vùng hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị xã hội và an ninh quốc phòng, là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, thực hiện sứ mệnh an ninh lương thực quốc gia, có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, phát triển du lịch quanh năm.

Tuy vậy, hiện nay ĐBSCL vẫn còn những khó khăn và thách thức. Do đó, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của mình. Một số cơ chế, chính sách còn hạn hẹp, phần đóng góp của vùng vào kết quả chung của cả nước vẫn còn hạn chế.

Thủ tướng cho rằng, quy hoạch vùng ĐBSCL có ý nghĩa rất lớn, quan trọng và thiết thực. Qua đó, sẽ góp phần khơi thông, huy động các nguồn lực, là sự khởi nguồn thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững cho ĐBSCL trong thời gian tới.

Để điều trên trở thành hiện thực, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, các Bộ, ngành và các địa phương đã quyết tâm và nỗ lực rồi, phải quyết tâm và nỗ lực hơn nữa, hành động quyết liệt, tổ chức thực hiện các phần việc của quy hoạch vùng ĐBSCL sao cho hiệu quả, thực chất.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc