Giờ đây, thương mại điện tử đã trở thành "cánh tay trợ lực" quan trọng, giúp các doanh nghiệp vận hành, triển khai các hoạt động kinh doanh nhanh chóng, dễ dàng hơn nhiều trên hành trình phục hồi và phát triển trong bối cảnh bình thường mới.
Theo Phó Cục trưởng Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư) Nguyễn Ðức Trung, hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp đã diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây như một nhu cầu tự nhiên nhằm đáp ứng sự thay đổi của hành vi tiêu dùng cũng như nhu cầu quản lý. Các doanh nghiệp đã chủ động đổi mới mô hình, chuyển dần các hoạt động kinh doanh lên các nền tảng số, tìm kiếm thêm thị trường, cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh, thích ứng với bối cảnh mới. Trong đó, đẩy mạnh thương mại điện tử là một trong các giải pháp phổ biến được doanh nghiệp lựa chọn, đồng thời cũng là xu thế bắt buộc giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Mang lại nhiều cơ hội mới
Kết quả điều tra của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Mastercard và Trường Kinh doanh Havard tại 47 quốc gia, trải dài từ tháng 1/2018 đến tháng 9/2021 cho thấy, tỷ lệ chi tiêu trực tuyến trong tổng chi tiêu toàn cầu trước dịch Covid-19 chỉ là 10,3% nhưng đến nay đã tăng lên 12,2%. Dịch bệnh dù ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung, nhưng riêng thương mại điện tử vẫn là bức tranh rất lạc quan. Tại Việt Nam, theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (IDEA-Bộ Công thương), tốc độ phát triển của thương mại điện tử vẫn giữ vững ở mức khoảng 17%/năm trong hai năm vừa qua. Riêng trong năm 2021, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD, chiếm khoảng 7% tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước; tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến cũng đã tăng lên khoảng 90% (năm 2019 là 77%) với ước tính giá trị mua sắm trực tuyến trung bình của mỗi người tiêu dùng là 270 USD.
Có thể thấy, thương mại điện tử đang mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp. Trước hết, đó là sự mở rộng về đối tượng khách hàng. Theo nghiên cứu của Facebook, hơn 81% người tiêu dùng đã có sự thay đổi về thói quen mua sắm khi đại dịch bùng phát, chuyển sang ưu tiên mua sắm trực tuyến; 92% trong số này khẳng định sẽ duy trì thói quen đó. Mặt khác, ở những khu vực phi thành thị trước đây vốn ít được tiếp xúc với các hình thức thương mại hiện đại thì nay cũng dần hình thành thói quen mua sắm và kinh doanh trực tuyến. Báo cáo của các sàn thương mại điện tử lớn của Việt Nam cho thấy, lượng người bán hàng trực tuyến tại các khu vực phi thành thị thời gian qua đã tăng khoảng 40%. Cơ hội cho doanh nghiệp còn thể hiện ở sự đa dạng các mặt hàng kinh doanh trực tuyến. Trước đây, sản phẩm bán trên mạng chủ yếu là mỹ phẩm, thời trang. Ðến nay, nhiều mặt hàng khác như thực phẩm tươi sống hay đồ ăn nhanh cũng rất được ưu chuộng.
Trưởng phòng Chính sách IDEA Lê Thị Hà nhận định, các doanh nghiệp hiện đang thích ứng rất nhanh với việc chuyển đổi giữa mô hình kinh doanh trực tiếp và trực tuyến. Ðại dịch Covid-19 đã trở thành cơ hội để doanh nghiệp cơ cấu lại hoạt động kinh doanh của mình, nhất là trong bối cảnh hầu hết các sàn thương mại điện tử lớn của Việt Nam như Shopee, Tiki, Lazada,… đều có những chính sách hỗ trợ người bán thiết thực, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia kinh doanh trực tuyến hiệu quả. Quan trọng hơn là hiện hạ tầng pháp lý liên quan đến thương mại điện tử như thuế, hải quan, bảo vệ người tiêu dùng,… đã cơ bản được hoàn thiện đồng bộ, là cơ sở nền tảng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao sức cạnh tranh.
Chiến lược bài bản
Vậy các doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để tham gia thị trường thương mại điện tử hiệu quả? Giám đốc Kinh doanh khu vực Hà Nội của Tiki Vũ Thị Thư nhận thấy, các doanh nghiệp Việt Nam thường lựa chọn một sàn thương mại điện tử để tiếp cận và làm quen dần với phương thức kinh doanh mới này chứ không "lên" ngay tất cả các sàn do tâm lý e ngại, không biết phải bắt đầu theo hướng nào. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên triển khai trên nhiều sàn khác nhau vì mỗi sàn thương mại điện tử đều có ưu thế, chính sách, tập khách hàng cũng như cách vận hành riêng biệt.
Thí dụ, Shopee có tập khách hàng rộng, sản phẩm giá rẻ và vận hành cởi mở, còn Tiki lại được đánh giá ở phân khúc cao cấp hơn một chút với tập khách hàng đa số ở tầm trung. Mỗi sàn có thế mạnh riêng và khi doanh nghiệp kinh doanh đa sàn sẽ nhanh chóng nắm bắt được đâu là sàn thương mại đầu tư cũng như tập khách hàng phù hợp nhất với mình. Bên cạnh đó, khi kinh doanh đa sàn, doanh nghiệp sẽ phát huy tốt nhất mọi tiềm năng, tận dụng hiệu quả các nguồn lực.
Mặt khác, doanh nghiệp khi tham gia sàn thương mại điện tử thường vội vàng, quên mất câu chuyện phải phân tích và tìm hiểu thị trường, đối thủ kỹ lưỡng. Trên các sàn thương mại điện tử hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tham gia ở các ngách thị trường khác nhau. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những ai, đang kinh doanh như thế nào và chiếm thị phần bao nhiêu. Từ đó, so sánh để thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu cũng như đâu là lợi thế để tăng trưởng doanh thu trên các sàn.
Tiếp đến, doanh nghiệp cần xây dựng các chiến lược phát triển dài hạn, trong đó chiến lược về giá là quan trọng nhất. Trên các sàn thương mại điện tử sẽ có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt về giá, do đó chiến lược về giá rất quan trọng để giúp doanh nghiệp định vị được vị trí trên sàn cũng như việc giá đó có phù hợp với tập khách hàng mình đang hướng tới hay không. Doanh nghiệp cũng cần có chiến lược marketing cụ thể, dài hơi và mảng này thường sẽ được các sàn hỗ trợ khi doanh nghiệp đăng ký. Cuối cùng, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển tập khách hàng mới từ việc chuyển dần các khách hàng truyền thống cũ, đồng thời thu hút số lượng khổng lồ người mua sắm trực tuyến thành khách hàng tiềm năng của riêng mình.
"Doanh nghiệp không nên lo lắng nhiều vì tất cả các sàn thương mại điện tử đều có riêng cho mình một chiến lược phát triển bền bỉ, luôn sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các nhãn hàng mới tham gia sàn. Chỉ cần doanh nghiệp có niềm tin, có kế hoạch, chủ động kết nối với các sàn thương mại điện tử thì đều có cơ hội để phát triển mảng kinh doanh trực tuyến một cách hiệu quả", bà Thư chia sẻ.
Honda Việt Nam vừa phát đi thông báo về việc triển khai chiến dịch triệu hồi xe hybrid CR-V e:HEV RS được nhập khẩu từ Thái Lan. Thời gian bắt đầu kiểm tra là ngày 25/11/2024.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Tập đoàn Toyota sẽ thử nghiệm dòng xe van chở khách chạy bằng hydro và điện (động cơ hybrid gần như không phát thải khí CO2) trên đường tại Úc vào mùa xuân 2025 sau giai đoạn chạy thử ở Nhật hiện nay.
Từ ngày 01/12/2024 trở đi, xe sản xuất và lắp ráp trong nước không được miễn 50% phí trước bạ, vì thế cuộc đua của xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu ngày càng gay cấn.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk đang hợp tác chặt chẽ với nhau cho nhiệm kỳ thứ 2 của ông Trump. Tuy nhiên, người ta không thể biết mạng X của Musk sẽ có những "chiêu" gì khi Bluesky đang nổi lên mạnh mẽ.
Trong tháng 10/2024, lượng ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 2.617 xe, tương đương 78,6 triệu USD, tăng 11% so với tháng trước.