Thứ tư, 17/04/2024

Tích hợp đa giá trị cho sản phẩm OCOP

27/10/2022 6:31 PM (GMT+7)

Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã thổi luồng gió mới, giúp các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường; góp phần phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.


Từ những hiệu ứng tích cực này, Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 được xác định là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, tinh thần hợp tác của các chủ thể và cộng đồng gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tích hợp đa giá trị cho sản phẩm OCOP  - Ảnh 1.

Sản phẩm OCOP của Cần Thơ được trưng bày, giới thiệu tại một sự kiện.


Tác động tích cực, đậm nét

Ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Ðiều phối nông thôn mới Trung ương, đánh giá: Chương trình OCOP thời gian quan tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn. Thứ nhất, chương trình góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng miền để hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp “đa giá trị”; gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch. Thứ hai, thông qua chương trình, nhiều địa phương quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, hình thành nhiều sản phẩm OCOP gắn với vai trò như một “đại sứ” chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang tính nhân văn của vùng, miền. Thứ ba, chương trình thúc đẩy phát triển sinh kế ở những vùng khó khăn và các nhóm yếu thế như đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ.

Tại TP Cần Thơ, chương trình OCOP được đánh dấu bằng các hoạt động xúc tiến thương mại cho dòng sản phẩm này. Ông Lê Văn Tính, Phó chánh chuyên trách Văn phòng Ðiều phối nông thôn mới TP Cần Thơ, cho biết: Ðiểm nhấn trong phát triển sản phẩm OCOP của thành phố là hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá, tìm đầu ra cho sản phẩm thông qua nhiều hoạt động như Liên hoan Ðờn ca tài tử quốc gia lần thứ III  và Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ, lần thứ IX có 17 chủ thể, cùng 47 sản phẩm OCOP tham gia quảng bá, trưng bày; Hội chợ triển lãm Thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên - Gia Lai và giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2022, với 8 chủ thể đăng ký cùng với 40 sản phẩm; tuần lễ OCOP và sản phẩm tinh hoa hàng Việt Nam tại siêu thị GO! Cần Thơ có 11 chủ thể, với 42 sản phẩm OCOP… Ngoài ra, sản phẩm OCOP của thành phố còn được đưa lên các sàn thương mại điện tử: voso.vn; postmart.vn; chonongsancantho.vn...

Mặc dù đã đạt được những kết quả ấn tượng, song chương trình OCOP thời gian qua vẫn tồn tại nhiều hạn chế như hầu hết các tổ chức kinh tế tham gia OCOP có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, vốn ít nên chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất; thiếu kiến thức về quản lý điều hành; năng lực lập dự án, phương án sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị sản xuất chưa có địa điểm tổ chức sản xuất tập trung, đặc biệt là các cơ sở chế biến. Nhiều đơn vị kết hợp giữa nơi sản xuất và nhà ở, điều kiện tiêu chuẩn về nhà xưởng còn hạn chế, chưa đạt các tiêu chuẩn về chất lượng như VietGAP, Global GAP, HACCP, GMP, ISO,... Ở khâu hoàn thiện sản phẩm, một số bao bì và nhãn mác của sản phẩm dự kiến chuẩn hóa OCOP chưa đẹp mắt, thiếu tính thuận tiện.

Nâng chất, hoàn thiện

Tháng 8-2022, Chính phủ ban hành Quyết định số 919/QÐ-TTg phê duyệt Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025. Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên; có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống… Ðồng thời, Chương trình sẽ tập trung củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.

Ông Ngô Trường Sơn cho biết: Giai đoạn 2021-2025, phát triển sản phẩm OCOP tập trung vào một số nội dung trọng tâm như tổ chức triển khai Chu trình OCOP linh hoạt, phù hợp theo hướng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương. Trong đó, tập trung phát triển các đặc sản, sản phẩm truyền thống, phát huy giá trị văn hóa, hình thành sản phẩm tích hợp đa giá trị gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn; đẩy mạnh phát triển sản phẩm chế biến, chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa. Ðồng thời, nâng cao chất lượng quản lý sản phẩm OCOP thông qua việc đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra sản phẩm sau khi được đánh giá, phân hạng, nhất là chất lượng, an toàn thực phẩm; rà soát, kiểm tra đánh giá, phân hạng sản phẩm sau khi hết thời hạn công nhận nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể đối với người tiêu dùng…

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, để nâng tầm giá trị, sản phẩm OCOP cần phải tinh xảo, đặc biệt là tạo được cảm xúc cho người tiêu dùng. Chính cảm xúc và sự khác biệt sẽ giúp sản phẩm OCOP mang lại giá trị vượt trội, thu được lợi nhuận cao giúp cải thiện đời sống cho người dân. “Thay vì sản xuất 10 sản phẩm để có 10 đồng, chúng ta hãy chăm chút, đầu tư nghiên cứu, sáng tạo, cải tiến mẫu mã, quảng bá xây dựng thương hiệu để bán 1 sản phẩm với giá 10 đồng, đó chính là tư duy kinh tế. Về phía tỉnh, thành cần quan tâm, xây dựng các không gian để quảng bá sản phẩm OCOP tại các vị trí đắc địa, các khách sạn, nhà hàng… để người dân và du khách quốc tế được biết và trải nghiệm các sản phẩm OCOP” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Theo báo Cần Thơ

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá USD ngân hàng tiếp tục lập đỉnh

Giá USD ngân hàng tiếp tục lập đỉnh

Giá USD tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hôm nay tiếp tục tăng mạnh, có nhà băng đẩy giá bán lên mức đỉnh 25.348 đồng/USD, thiết lập đỉnh cao mới. Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước cũng nâng tỷ giá trung tâm.

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, dẫn đến thực phẩm mất an toàn vệ sinh và có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. TP.HCM tăng cường thanh kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Giá vàng nhẫn lại tăng "sốc", lên lại mốc 77 triệu đồng

Giá vàng nhẫn lại tăng "sốc", lên lại mốc 77 triệu đồng

Giá vàng nhẫn trong nước lại vừa quay đầu tăng mạnh, có thương hiệu tăng giá vàng nhẫn tới 1 triệu đồng mỗi lượng, đưa giá bán ra vượt mốc 77 triệu đồng/lượng.

Sẽ thí điểm giá điện hai thành phần

Sẽ thí điểm giá điện hai thành phần

Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) mới thông tin về đề xuất thí điểm giá điện hai thành phần gồm giá công suất và giá điện năng trong năm nay của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Thị trường khách sạn chờ khách quốc tế để phục hồi

Thị trường khách sạn chờ khách quốc tế để phục hồi

Việc phục hồi của thị trường du lịch khiến phân khúc khách sạn tại TP.HCM thoát cảnh ảm đạm. Tuy nhiên, phân khúc này vẫn trông chờ nhiều vào thị phần khách quốc tế.

Trời nóng bức, dừa tươi tăng giá

Trời nóng bức, dừa tươi tăng giá

Vào giữa tháng 4 này, tiết trời nóng bức, giá dừa tươi đã tăng từ 50.000 đồng - 60.000 đồng/chục (12 trái) tháng trước lên 70.000 đồng - 80.000 đồng/chục.