Văn phòng của ByteDance, công ty sở hữu TikTok, tại Singapore. Ảnh: NYT.
Vào lúc 10 giờ tối, Trang Dành cho bạn trên TikTok sẽ hiển thị màn hình xanh và nhạc thư giãn, và người dùng được hướng dẫn "hít vào", "nín thở" và "thở ra".
Tiến sĩ Willough Jenkins, một bác sĩ tâm thần trẻ em chia sẻ nội dung liên quan đến sức khỏe tâm thần trên ứng dụng, cho biết: "Ý tưởng là sau khi thiền xong, bạn sẽ đặt điện thoại xuống". TikTok đã mời Jenkins làm đối tác được trả lương để giúp thúc đẩy sáng kiến này.
Người dùng chọn sử dụng chức năng này có thể tắt phần thiền có hướng dẫn và tiếp tục lướt mạng, nhưng nếu họ vẫn sử dụng ứng dụng sau một giờ, họ sẽ thấy lời nhắc toàn màn hình thứ hai yêu cầu họ chọn: Tiếp tục dùng thêm 15 phút, tắt toàn bộ thông báo trong ngày, hoặc vào phần cài đặt để thay đổi tuỳ chọn.
Người dùng từ 18 tuổi trở lên có thể bật tính năng này, tên là "Thiền trong giờ ngủ", bất cứ lúc nào trong phần cài đặt.
TikTok cho biết tính năng mới nhằm khuyến khích giới trẻ xây dựng thói quen kỹ thuật số lành mạnh, trong bối cảnh nền tảng này đang đối mặt với loạt cáo buộc rằng họ đã gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần người dùng. Vào tháng 10 năm ngoái, 13 bang và thủ đô Washington D.C. đã đệ đơn kiện TikTok, tố cáo ứng dụng này cố ý gây nghiện và làm tổn hại đến trẻ em, đồng thời đưa ra tuyên bố sai lệch về cam kết an toàn.
Nhiều cáo buộc tập trung vào các tính năng bị cho là giữ chân trẻ em sử dụng ứng dụng suốt đêm thay vì đi ngủ. Tính năng "Thiền trong giờ ngủ" dường như được thiết kế để phản bác lại những lời tố cáo này.
"Chúng ta biết rằng thiền có nhiều lợi ích cho cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là trong việc bắt đầu giấc ngủ" - bác sĩ Jenkins, phó giáo sư tâm thần học tại Đại học California, San Diego, nói. "Khả năng truy cập một bài thiền có hướng dẫn, để học kỹ năng đưa não vào trạng thái ngủ, là một kỹ năng rất quan trọng".
Tuy nhiên, không phải ai cũng hào hứng với tính năng này. Sabina Gilyazova, một học sinh 15 tuổi sống tại khu Rego Park, quận Queens (New York), cho biết cô thấy tính năng này "phiền vì nó cắt ngang thời gian quý giá của tôi với điện thoại". Cô nói: "Nó chẳng có tác dụng gì với tôi, vì tôi có ý chí tự do mà, tôi chỉ cần nhấn tắt thôi."
Tiến sĩ Yann Poncin, giáo sư tâm thần học trẻ em tại Đại học Yale, không ngạc nhiên trước phản ứng của Gilyazova.
"Thanh thiếu niên luôn rất coi trọng quyền kiểm soát và tính tự chủ" - ông nói. "Chúng nghĩ rằng: ‘Tôi muốn lên TikTok lúc nào thì tôi lên. Tôi không cần thứ ngớ ngẩn này làm gián đoạn’."
Vào tháng 3, TikTok từng thử nghiệm một tính năng tương tự cho người dùng dưới 16 tuổi hoạt động trên app sau 10 giờ tối. Theo TikTok, 98% người dùng không tắt tính năng này trong phần cài đặt.
Theo ông Poncin, điểm mạnh của tính năng này là tạo ra "sự cản trở" trong hành vi lướt liên tục. “Tôi nghĩ điều này sẽ hữu ích với những bạn trẻ nào nhận ra bản thân đang gặp vấn đề” - ông nói.
Tuy nhiên, việc từ bỏ TikTok vẫn là điều rất khó.
"Các thuật toán này vô cùng mạnh mẽ. Chúng được thiết kế như một trò chơi gây nghiện. Nó giống như bạn đang có fentanyl ngay trước mặt, nhưng ở bên kia lại có hoa hồng để bạn ngửi. Dù vậy, thuật toán vẫn kéo bạn trở lại như ma túy vậy. Đó là một cuộc chiến bất cân xứng" – ông Poncin nhận định.
Nhiều người dùng cho biết các giới hạn thời gian đặt trên ứng dụng như Instagram hay TikTok rất dễ bị bỏ qua.
Các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp phụ tùng đang rất tuyệt vọng trong việc tìm kiếm nguồn nam châm thay thế, vốn đang thiếu hụt do lệnh hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc.
Các quan chức Trung Quốc đã triệu tập lãnh đạo các hãng sản xuất xe điện hàng đầu, bao gồm BYD, tới Bắc Kinh đầu tuần này để thảo luận về những lo ngại xung quanh cuộc chiến giá cả kéo dài, theo nguồn tin thân cận.
Một số nhà máy sản xuất linh kiện ô tô tại châu Âu đã tạm ngừng hoạt động và Mercedes-Benz đang xem xét các biện pháp bảo vệ trước nguy cơ thiếu hụt đất hiếm, trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng trên toàn cầu về tác động từ các hạn chế xuất khẩu khoáng sản chiến lược của Trung Quốc.
Tại vùng ngoại ô nông thôn Hiroshima, KG Motors - một công ty khởi nghiệp của Nhật Bản đang cố gắng khởi động thị trường xe điện của đất nước này bằng chiếc ô tô nhỏ nhất và rẻ nhất mà họ có thể sản xuất.
AI (trí tuệ nhân tạo) đang phát triển như vũ bão trên toàn cầu nhưng thế giới cũng phải chịu thêm nhiều áp lực về cung cấp điện và nước với những con số có thể gây bất ngờ.
Đức đang cân nhắc đánh thuế 10% đối với các nền tảng trực tuyến lớn như Google của Alphabet và Facebook của Meta - bộ trưởng văn hóa mới của Đức cho biết, trong một động thái có khả năng làm gia tăng căng thẳng thương mại với chính quyền Trump.
Các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp phụ tùng đang rất tuyệt vọng trong việc tìm kiếm nguồn nam châm thay thế, vốn đang thiếu hụt do lệnh hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc.
Các quan chức Trung Quốc đã triệu tập lãnh đạo các hãng sản xuất xe điện hàng đầu, bao gồm BYD, tới Bắc Kinh đầu tuần này để thảo luận về những lo ngại xung quanh cuộc chiến giá cả kéo dài, theo nguồn tin thân cận.
Một số nhà máy sản xuất linh kiện ô tô tại châu Âu đã tạm ngừng hoạt động và Mercedes-Benz đang xem xét các biện pháp bảo vệ trước nguy cơ thiếu hụt đất hiếm, trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng trên toàn cầu về tác động từ các hạn chế xuất khẩu khoáng sản chiến lược của Trung Quốc.
Tại vùng ngoại ô nông thôn Hiroshima, KG Motors - một công ty khởi nghiệp của Nhật Bản đang cố gắng khởi động thị trường xe điện của đất nước này bằng chiếc ô tô nhỏ nhất và rẻ nhất mà họ có thể sản xuất.
AI (trí tuệ nhân tạo) đang phát triển như vũ bão trên toàn cầu nhưng thế giới cũng phải chịu thêm nhiều áp lực về cung cấp điện và nước với những con số có thể gây bất ngờ.
Đức đang cân nhắc đánh thuế 10% đối với các nền tảng trực tuyến lớn như Google của Alphabet và Facebook của Meta - bộ trưởng văn hóa mới của Đức cho biết, trong một động thái có khả năng làm gia tăng căng thẳng thương mại với chính quyền Trump.