Thứ sáu, 22/11/2024

Tin xấu với USD

08/01/2023 7:00 PM (GMT+7)

Ngày càng nhiều dấu hiệu chỉ ra lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt, gần đây nhất là báo cáo về thu nhập của người Mỹ. Điều đó có thể tác động tới các động thái tiếp theo của Fed.

Ngày càng nhiều dấu hiệu chỉ ra lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt, gần đây nhất là báo cáo về thu nhập của người Mỹ. Điều đó có thể tác động tới các động thái tiếp theo của Fed.

Tin xấu với USD - Ảnh 1.


Theo báo cáo vừa được Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố hôm 6/1, nền kinh tế Mỹ có thêm 223.000 việc làm trong tháng 12/2022, thấp hơn mức tăng 256.000 việc làm vào tháng 11. Đây cũng là mức tăng hàng tháng thấp nhất trong vòng 2 năm.

Đó là tin xấu với USD. Bởi một khi lạm phát tại Mỹ phát đi tín hiệu hạ nhiệt rõ ràng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể lỏng tay hơn trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ, vốn đã giúp đồng bạc xanh tăng cao trong năm 2022.


Tin vui dành cho Fed

Thu nhập của người Mỹ cũng đang giảm tốc tăng trưởng. Thu nhập trung bình mỗi giờ tăng 0,3% so với tháng trước và 4,6% so với năm trước. Trong tháng 11, 2 mức tăng này lần lượt là 0,4% và 4,8%. Điều này làm giảm bớt mối lo ngại về vòng xoáy lạm phát - tiền lương.

Vòng xoáy lạm phát - tiền lương xảy ra khi người lao động muốn một mức lương cao hơn để trang trải chi phí sinh hoạt tăng cao trong thời kỳ lạm phát. Các doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn nhằm thu hút và giữ chân người lao động. Do đó, họ sẽ cần tăng giá để bù đắp chi phí.


Thị trường lao động của Mỹ vẫn còn rất nóng. Và báo cáo tháng 12 là những gì tốt nhất mà mọi người có thể hy vọng.

Ông Joe Brusuelas - nhà kinh tế trưởng tại RSM US

Báo cáo tháng 12 cho thấy tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cũng tăng từ 62,2% lên 62,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn chưa trở về mức trước đại dịch. Sự sụt giảm sẽ làm mất cân bằng cung - cầu lao động và khiến bài toán của Fed trở nên khó khăn hơn.

Các dữ liệu về thị trường lao động tại Mỹ cho thấy những động thái tăng lãi suất liên tiếp của Fed trong vòng gần một năm qua đã phát huy tác dụng.

Fed bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất vào tháng 3/2022 để kìm hãm lạm phát. Trong năm ngoái, ngân hàng trung ương Mỹ nâng lãi suất tổng cộng 425 điểm cơ bản, đưa lãi suất điều hành lên 4,25-4,5%.

"Thị trường lao động của Mỹ vẫn còn rất nóng. Và báo cáo tháng 12 là những gì tốt nhất mà mọi người có thể hy vọng", CNBC dẫn lời ông Joe Brusuelas - nhà kinh tế trưởng tại RSM US - nhận định.

"Thị trường lao động đã đi đúng hướng như những gì Fed mong muốn, nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu. Tăng trưởng việc làm đang chậm lại với tốc độ bền vững hơn, và tăng trưởng tiền lương cũng yếu đi khi nhu cầu trên thị trường việc làm giảm đi phần nào", ông Gus Faucher - chuyên gia kinh tế cấp cao của PNC Financial Services - lập luận.


Nhưng là tin xấu với USD

Ông Ken Kim - nhà kinh tế cấp cao tại KPMG - cho rằng các vị trí trống trong những lĩnh vực như dịch vụ chuyên nghiệp và kinh doanh lao dốc một phần do làn sóng sa thải đang tấn công ngành công nghệ. "Nó lây lan sang những khu vực khác", ông nhận xét.

Để hạ nhiệt lạm phát, Fed buộc phải đánh đổi bằng tăng trưởng của nền kinh tế và thị trường việc làm thông qua các đợt tăng lãi suất mạnh tay.

Trong bài phát biểu mới đây, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng số lượng việc làm tăng "vượt xa mức cần thiết để theo kịp tốc độ gia tăng dân số". Ông khẳng định áp lực tiền lương đang góp phần tạo ra sức ép lạm phát.

"Rõ ràng, tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ là điều tốt. Nhưng để tiền lương tăng trưởng một cách bền vững, nó cần phù hợp với mức lạm phát 2%", ông khẳng định.

Tin xấu với USD - Ảnh 3.

Chỉ số USD rớt mạnh về dưới 104 điểm. Ảnh: Trading Economics.

Các đợt tăng lãi suất của Fed giúp thúc đẩy USD. Vào tháng 9 năm ngoái, đồng bạc xanh đã vọt lên mức cao nhất 20 năm so với rổ tiền tệ. Nhưng tính đến ngày 7/1, theo Trading Economics, chỉ số USD rơi xuống dưới 104 điểm.

Giới quan sát tin rằng đà tăng của USD khó có thể kéo dài trong năm nay. CrossBorderCapital dự báo chỉ số USD sẽ lao dốc 15-20% vào năm 2023.

"USD mạnh hơn đã đóng góp vào sự suy yếu của các tài sản rủi ro trong năm 2022", nhóm phân tích của CrossBorderCapital nhận định.

Theo đó, chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed và dòng vốn nước ngoài đổ xô vào những tài sản trú ẩn của Mỹ đã thúc đẩy đồng bạc xanh. Đội ngũ phân tích tin rằng xu hướng này sẽ đảo ngược vào năm 2023.

Trong phiên giao dịch kết thúc tuần, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 2,13%, còn chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 2,28% và 2,56%.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.