Có tính toán thay thế kết cấu nhịp chính
Theo đó, về giải pháp xử lý, sửa chữa khắc phục sự cố công trình (trên cơ cở phương án báo cáo của Ban Giao thông và đơn vị tư vấn Tedi), Sở ghi nhận các ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành, thành viên Tổ Công tác.
Tuy nhiên vẫn còn các ý kiến khác nhau, chưa thống nhất trong giải pháp về số liệu khảo sát, thu thập và tính toán, kiểm toán kết cấu và phương án, giai đoạn sửa chữa, các giải pháp điều chỉnh tổ chức giao thông hiện hữu để phục vụ sửa chữa và an toàn cho người tham gia giao thông qua khu vực công trình (trên cầu và khu vực dạ cầu nhịp chính).
Ngoài ra, các chuyên gia, đơn vị còn lưu ý về thời gian xảy ra sự cố, địa chất công trình, các công trình ngầm khác liên quan (điện, thoát nước) ảnh hưởng đến độ ổn định công trình.
Do đó, để có cơ sở thống nhất phương án sửa chữa khắc phục công trình, Sở GTVT đề nghị Ban Giao thông và đơn vị tư vấn nhanh chóng làm rõ một số nội dung sau:
Thứ nhất: Tiếp thu ý kiến của đơn vị, chuyên gia tại cuộc họp để cập nhật, tính toán, hoàn chỉnh phương án sửa chữa và điều chỉnh tổ chức giao thông hiện hữu. Trong đó, đặc biệt lưu ý phương án tổ chức giao thông, hạn chế ảnh hướng đến giao thông khu vực.
Thứ hai: Nhanh chóng xây dựng phương án đảm bảo an toàn công trình, xây dựng kế hoạch khảo sát, quan trắc và tiến độ thực hiện các công việc sửa chữa khắc phục sự cố công trình, trong đó có tính toán đến phương án thay thế kết cấu nhịp chính (trường hợp sửa chữa kết cấu nhịp hiện hữu không đảm bảo).
Đồng thời, yêu cầu các bên lập hồ sơ sự cố công trình theo quy định tại Điều 47 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26-1-2021 của Chính phủ quy định một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
Ngoài ra, Sở cho rằng việc giải quyết sự cố công trình cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh là nhiệm vụ chung của các đơn vị có liên quan, do đó đề nghị các đơn vị cần phải nhanh chóng, tích cực trong phối hợp giải pháp khắc phục (không đùn đẩy trách nhiệm trong thời gian xác định nguyên nhân sự cố) để sớm báo cáo, thông qua các giải pháp thực hiện sửa chữa công trình. Tránh kéo dài thời gian gây nguy hiểm, bất lợi cho an toàn công trình và ảnh hưởng đến tình hình giao thông khu vực.
Thuê đơn vị tư vấn kiểm định độc lập
Ngày 5-10, Sở GTVT TP đã có văn bản gửi UBND TP đề xuất chủ trương chỉ định tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh.
Cụ thể, nhằm sớm hoàn thành việc điều tra, giám định nguyên nhân sự cố để tiến hành khắc phục sự cố công trình, Sở kiến nghị UBND TP một số nội dung như sau.
Đầu tiên là cho phép Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ (đơn vị thuộc Sở Giao thông vận tải) chỉ định đơn vị tổ chức kiểm định thực hiện giám định chất lượng công trình phục vụ đánh giá nguyên nhân sự cố và đưa ra giải pháp khắc phục công trình.
Cụ thể: Đơn vị kiểm định được lựa chọn là đơn vị tư vấn độc lập với chủ đầu tư dự án Sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh, đảm bảo năng lực và nhân lực có kinh nghiệm chuyên sâu về chuyên ngành cầu đường bộ, có kinh nghiệm thực hiện các công trình bị sự cố tương tự, đảm bảo theo quy định.
Tổng kinh phí dự kiến cho công tác này (tạm tính): 490 triệu đồng. Nguồn kinh phí kiểm định: trước mắt để đảm bảo tiến độ, sử dụng nguồn kinh phí duy tu giao thông (chi thường xuyên). Đơn vị chịu trách nhiệm hoàn trả kinh phí: sau khi xác định rõ trách nhiệm theo quy định.
Lý do chỉ định đơn vị kiểm định: Chỉ định thầu để thực hiện khắc phục sự cố công trình theo quy định tại điểm a Điều 22 Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013.
Bên cạnh đó, căn cứ báo cáo giám định chất lượng công trình của đơn vị tư vấn độc lập và kết quả đánh giá nguyên nhân sự cố công trình xây dựng của Tổ điều tra sự cố, Sở sẽ tổ chức thực hiện các công việc như xác định thiệt hại, trách nhiệm của các bên có liên quan; yêu cầu các bên liên quan thực hiện các công việc để khắc phục sự cố công trình theo quy định...
Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh nằm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), có tổng chiều dài 618,29 m; bề rộng toàn cầu là 12,7 m. Cầu được xây dựng vào năm 2001. Trụ cầu nhịp chính dài 55,5 m, dạng chân xiên bằng bê tông cốt thép dự ứng lực đặt trên hệ cọc khoan nhồi. Trụ cầu nhịp dẫn bằng bê tông cốt thép đặt trên hệ cọc khoan nhồi.
Khoảng giữa tháng 9, cơ quan chức năng phát hiện cầu bị đứt cáp dự ứng lực ngầm, vị trí đứt có cống hộp 2x2 m của dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh đi ngang qua (dự án này đã hoàn thành vào ngày 30-4-2021).
Ngay sau đó, cơ quan chức năng cấm xe tải, xe trên 16 chỗ lưu thông qua cầu. Đến ngày 29-9, sau khi cơ quan chức năng khảo sát, đo đạc các thông số của cầu thì ra quyết định cấm tất cả phương tiện lưu thông qua cầu. Đến nay, tổng độ võng từ 17,4 cm đến 22,2 cm là lớn hơn nhiều so với độ võng cho phép” - văn bản của Ban giao thông thông tin.
Với độ võng nêu trên, theo sơ đồ tính toán phần tử hữu hạn (như tư vấn báo cáo) thì chuyển vị ngang tương ứng là 7,2 cm, vượt quá chuyển vị cho phép (3,8 cm).
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc