Thứ tư, 04/12/2024

Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong quý II vẫn yếu so với quý I ở hầu hết các ngân hàng

31/07/2023 4:04 PM (GMT+7)

ACB, OCB, MBB và VPB là những ngân hàng có tốc độ tăng tín dụng so với quý trước mạnh nhất, đạt khoảng 5% - 6,5%.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong quý II vẫn yếu so với quý I ở hầu hết các ngân hàng - Ảnh 1.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong quý II vẫn yếu so với quý I ở hầu hết các ngân hàng. Ảnh: STB

Theo SSI Research, kết quả kinh doanh của nhóm ngân hàng trong quý II/2023 đúng với kỳ vọng, với LNTT tăng 3% so với cùng kỳ nhưng lại giảm 1,2% so với cuối quý I/23. 

Nguyên nhân là do các ngân hàng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự giảm tốc của tăng trưởng tín dụng (+6,6% so với đầu năm hoặc 2% so với cuối quý I/23), NIM co hẹp khi -15 điểm cơ bản (bps) so với quý trước và nợ xấu vẫn trong xu hướng tăng (+11 bps so với quý trước). 

"Điểm tích cực trong BCTC quý II/2023 là thu nhập từ hoạt động dịch vụ hồi phục so với quý trước và CASA đã tạo đáy trong quý I/2023 đối với hầu hết các ngân hàng", SSI Research, nhận xét.

Cụ thể, về tăng trưởng tín dụng, SSI Research cho hay, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong quý II vẫn yếu so với quý I ở hầu hết các ngân hàng.

ACB, OCB, MBB và VPB là những ngân hàng có tốc độ tăng tín dụng so với quý trước mạnh nhất, đạt khoảng 5 – 6,5%. Động lực tăng trưởng là tín dụng cho ngành thương mại, sản xuất, BĐS & xây dựng tại MBB; cho vay sản xuất kinh doanh & BĐS tại VPB và cho vay tài trợ vốn lưu động tại ACB. 

Dư nợ tài chính tiêu dùng tiếp tục suy giảm tại FeCredit & MCredit trong khi tăng nhẹ trở lại ở HDSaison.

Về chất lượng tài sản, ngân hàng TMCP nhóm 2 (HDB, MSB, TPB, VIB), STB và VPB vẫn chịu áp lực về suy giảm chất lượng tài sản. Tuy nhiên, nợ xấu và nợ quá hạn hình thành mới tại các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), ACB, MBB và OCB đã chậm lại đáng kể so với quý IV/22 và quý I/23.

Cũng theo SSI Research, xu hướng NIM được duy trì tương đối tốt tại các NHTMNN do tài sản sinh lời được phân bổ cân bằng hơn do tiền gửi KBNN không còn dồi dào như quý trước. Ngược lại, NIM tiếp tục giảm tại nhóm NHTMCP do nhiều nguyên nhân, bao gồm tăng trưởng huy động quá cao so với tăng tín dụng (VPB, HDB), hạ lãi suất hỗ trợ khách hàng (TCB) hoặc tăng mạnh danh mục trái phiếu TCTD (MBB).

"Chúng tôi tự tin với dự báo cho năm 2023 của nhóm NHTMNN, ACB, MBB, TCB. Tuy nhiên, dự phóng sẽ được cập nhật lại ở một số ngân hàng do NIM giảm mạnh hơn dự kiến (VPB), tỷ lệ nợ xấu hình thành cao hơn dự kiến (TPB, HDB), hoạt động tài chính tiêu dùng yếu hơn dự kiến (VPB) hoặc thu nhập ngoài lãi tăng mạnh (OCB, MSB)", SSI Research, dự báo.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thấp, Chính phủ yêu cầu xử lý

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thấp, Chính phủ yêu cầu xử lý

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng khách hàng của UOB, TP.HCM sẽ hút thêm FDI chất lượng cao

Doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng khách hàng của UOB, TP.HCM sẽ hút thêm FDI chất lượng cao

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) và Ngân hàng UOB vừa ký biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy hợp tác kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào TP.HCM và miền Nam.

UOB duy trì dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2024 ở mức 6,4%

UOB duy trì dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2024 ở mức 6,4%

Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.

Xếp thứ hai thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, Việt Nam vẫn chưa có luật

Xếp thứ hai thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, Việt Nam vẫn chưa có luật

Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người sở hữu tài sản số. Hàng năm có khoảng 120 tỷ USD là tiền mã hóa được chuyển vào Việt Nam nhưng lĩnh vực này chưa có luật điều chỉnh.

Những áp lực lên tỷ giá vào cuối năm, có yếu tố nào hỗ trợ VND?

Những áp lực lên tỷ giá vào cuối năm, có yếu tố nào hỗ trợ VND?

Các chuyên gia cho biết có nhiều yếu tố sẽ thúc đẩy đồng USD bật tăng trong những tháng cuối năm và VND chịu sức ép. Tuy nhiên, việc thặng dư thương mại của Việt Nam ở mức cao, vốn FDI thực hiện tăng 8,8% và dòng kiều hối dồi dào vào cuối năm được kỳ vọng sẽ phần nào hỗ trợ cho đồng VND.

"Hoa mắt" với phí dịch vụ SMS Banking

"Hoa mắt" với phí dịch vụ SMS Banking

Bỗng dưng nhận được thông báo phí SMS Banking tăng gấp nhiều lần, không ít người đã quyết định hủy dịch vụ, chuyển sang lựa chọn miễn phí