Thứ năm, 28/09/2023

Tổng mức bán lẻ hàng hóa 7 tháng bắt kịp tốc độ tăng trước đại dịch

06/08/2022 6:20 PM (GMT+7)

7 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt quy mô cao, đang dần bắt kịp tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch bệnh và tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm trước giảm 0,3% do ảnh hưởng của dịch COVID-19).

Thông tin trên được Bộ Công Thương đưa ra tại Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 7 tháng năm 2022.

 

Thị trường hàng hóa tháng 7 không có biến động lớn, đây là tháng cao điểm của mùa hè nên nhu cầu đối với các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng tăng cao. Nguồn cung các mặt hàng, nhất là các hàng hóa thiết yếu luôn được bảo đảm. Một số mặt hàng nhóm nhiên liệu, năng lượng có xu hướng giảm do ảnh hưởng của giá thế giới và tác động của việc điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Giá một số mặt hàng nông nghiệp như thịt lợn, thức ăn chăn nuôi tiếp tục có xu hướng tăng so với tháng trước, giá thịt lợn ở mức cao có nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu dùng của người dân. Các mặt hàng thiết yếu khác, cung cầu, giá cả không có biến động bất thường.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa 7 tháng năm 2022 dần bắt kịp tốc độ tăng trước khi xảy ra đại dịch - Ảnh 1.

Cũng theo Bộ Công Thương, trong 7 tháng đầu năm 2022, lưu thông hàng hóa trên thị trường không còn chịu tác động quá lớn của dịch bệnh COVID-19. Khi dịch bệnh dần được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân dần hồi phục, nhu cầu hàng hóa bắt đầu tăng.

Tuy nhiên, thị trường hàng hóa trong nước cũng chịu tác động của thị trường thế giới nhưng nguồn cung hàng hóa tại thị trường trong nước, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi…) luôn được bảo đảm, đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống của người dân và doanh nghiệp.

Giá hàng hóa chịu ảnh hưởng của mặt bằng giá hàng hóa trên thị trường thế giới nên có xu hướng tăng, nhất là các mặt hàng nhóm năng lượng như xăng dầu tăng khá cao. Để bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính sử dụng hiệu quả công cụ Quỹ bình ổn giá để hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước so với mức tăng của giá thế giới.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 đạt 485.984 tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 42,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 19,5% do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 bùng phát tại nhiều địa phương).

Trong đó, nhóm có mức tăng cao nhất so với cùng kỳ năm trước là du lịch lữ hành (tăng 3451% so với tháng 7/2021), dịch vụ lưu trú ăn uống (tăng 135%), dịch vụ khác (tăng 108%) do đang vào cao điểm du lịch, nhu cầu tăng mạnh khi dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát, học sinh nghỉ hè. Trong đó, riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 29,4%.

Tính chung 7 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt quy mô cao, đang dần bắt kịp tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch bệnh và tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm trước giảm 0,3% do ảnh hưởng của dịch COVID-19).

Trong đó, nhóm bán lẻ hàng hóa đã đạt mức tăng trưởng khá tốt (tăng 13,7% với sự gia tăng của các nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục, lương thực, thực phẩm tăng 13,8-21,4%), nhóm du lịch lữ hành và dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng trưởng mạnh sau thời gian giảm vì dịch bệnh COVID-19 (với mức tăng từ 37 - 166%), dịch vụ khác tăng 13,9%. Các nhóm còn lại tăng từ 3,7-9,7%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 7 tháng đầu năm vẫn tăng 11,9%.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người Việt ăn mì tôm nhiều nhất thế giới

Người Việt ăn mì tôm nhiều nhất thế giới

Việt Nam đứng thứ ba thế giới về sử dụng mì ăn liền. Tuy nhiên, nếu xét trung bình số lượng mì mà mỗi người tiêu thụ, thì người Việt ăn nhiều nhất thế giới.

Ngắm lồng đèn khổng lồ chơi Tết Trung thu có giá tiền triệu ở TP.HCM

Ngắm lồng đèn khổng lồ chơi Tết Trung thu có giá tiền triệu ở TP.HCM

Những chiếc lồng đèn kích thước lớn, mang dáng vẻ hoài cổ đem lại gần như nguyên vẹn không khí Tết Trung thu xưa đang hiện diện tại TP.HCM. Lồng đèn này có giá vài triệu đồng mỗi chiếc, được làm từ những người rất trẻ, họ phải mất gần cả ngày để hoàn thành chúng.

Tìm kiếm nhà cung ứng tại Việt Nam, Boeing đến nhà máy Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương

Tìm kiếm nhà cung ứng tại Việt Nam, Boeing đến nhà máy Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương

Tập đoàn Boeing đang tìm kiếm nhà cung ứng tại Việt Nam và đã làm việc với công ty chuyên công nghiệp hỗ trợ Thaco Industries của tỷ phú Trần Bá Dương.

Cuộc đời "không chồng, không internet, không thẻ ATM" của chủ tiệm bánh nức tiếng TP.HCM

Cuộc đời "không chồng, không internet, không thẻ ATM" của chủ tiệm bánh nức tiếng TP.HCM

Cuốn theo đam mê, dì Gái (78 tuổi, chủ tiệm bánh Như Lan) quyết định không lấy chồng. Một thân một mình giữa cuộc sống đổi thay, dì vẫn nói không với internet, điện thoại thông minh, thẻ ngân hàng...

Cửa hàng nhiều, người mua ít

Cửa hàng nhiều, người mua ít

Chỉ còn vài ngày nữa tới Tết Trung thu, nhưng nhiều đại lý, chủ cửa hàng nhận định, thị trường bánh Trung thu trầm lắng, sức mua năm nay sụt giảm so với những năm trước, nhiều cửa hàng nhưng ít người mua.

Nhà giàu Việt ăn sang, chi hàng chục triệu USD mua tôm hùm Úc

Nhà giàu Việt ăn sang, chi hàng chục triệu USD mua tôm hùm Úc

7 tháng đầu năm 2023, người Việt đã chi 33,3 triệu USD nhập khẩu tôm hùm Úc, chiếm đến 79% tổng giá trị hải sản nhập khẩu từ Úc vào Việt Nam.