UBND TP.HCM vừa chỉ đạo UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện phối hợp Sở TN-MT, các đơn vị chủ đầu tư trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án công trình kè chống sạt lở, bảo vệ khu dân cư trong thời gian ngắn nhất phải có mặt bằng phục vụ thi công và hoàn thành dứt điểm các dự án kè trên địa bàn. Các địa phương cần tăng cường kiểm tra và kiên quyết xử lý những trường hợp xây dựng công trình, nhà ở lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ sông, kênh rạch, bờ bao, đê bao, bờ kè, đảm bảo an toàn hệ thống công trình phục vụ ngăn triều, phòng chống sạt lở.
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, hiện TP có 32 vị trí sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến hơn 1.300 hộ dân. Trong đó, TP Thủ Đức có 8 vị trí, huyện Nhà Bè 7 vị trí, huyện Cần Giờ 7 vị trí, huyện Bình Chánh 4 vị trí, huyện Hóc Môn 1 vị trí và huyện Củ Chi 1 vị trí.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc