Trước đó, UBND TP.HCM đã thống nhất danh mục 29 dự án, công trình giao thông trọng điểm năm 2022 với tổng mức đầu tư 243.204 tỷ đồng từ vốn ngân sách, ODA, đối tác công tư (PPP). Đây đều là các dự án có quy mô lớn, phức tạp, có ý nghĩa lớn về kết nối liên vùng, giải quyết ùn tắc giao thông ở sân bay, cảng biển và phục vụ phát triển TP.Thủ Đức…
Theo lãnh đạo Sở GTVT, từ nay tới cuối năm, đơn bị sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và thi công các dự án, công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn.
Đồng thời, Sở GTVT TP sẽ phối hợp với Sở GTVT các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Long An tham mưu UBND TP.HCM kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện các dự án đường Vành đai 3, Vành đai 4 TP.HCM ngay sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án.
Ngoài ra, Sở sẽ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Giao thông hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án trọng điểm như Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, đề xuất UBND TP điều chỉnh chủ trương dự án phát triển giao thông xanh TP.HCM…
Sở cũng phối hợp với Ban Giao thông, các Ban Quản lý dự án các địa phương tháo gỡ vướng mắc, tập trung thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán để đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai. Tiếp tục tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, 2,...
Đặc biệt, Sở GTVT TP sẽ tập trung thực hiện các thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư của 18 dự án chuyển tiếp trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được HĐND TP.HCM thông qua tại Nghị quyết số 05/2022.
Tiếp tục rà soát danh mục các dự án trọng điểm, cấp bách thuộc Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông để đề xuất UBND TP bố trí vốn trong năm 2022. Sở GTVT TP tập trung phối hợp với UBND TP.Thủ Đức, các quận, huyện và Ban Giao thông tham mưu, báo cáo UBND TP về tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các dự án chậm trễ, kéo dài. Từ đó, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc