Từ trước đến nay, khi nhắc đến bánh mì, chắc hẳn ai nấy đều sẽ nghĩ ngay đến món ăn đường phố vừa ngon miệng vừa bình dân, giá cả lại rất rẻ chỉ tầm dưới 20.000 đồng cho 1 ổ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nơi bán bánh mì với giá cao ngất ngưỡng.
Dưới đây là loạt bánh mì có giá cao ngất ngưỡng ở Sài Gòn, đắt nhất lên đến 2 triệu đồng.
1. Bánh mì Huỳnh Hoa (Huynh Hoa): 58.000 đồng/chiếc
Từ khi mở bán với mức giá 58.000 đồng/ổ, thương hiệu bánh mì Huỳnh Hoa này đã đắt gấp đôi, gấp 3 các loại bánh mì bình thường trên thị trường, thậm chí, còn được xem là món bánh mì đắt bậc nhất Sài Gòn.
Một ổ bánh mì nặng khoảng 400 gram, đầy đủ loại thực phẩm kẹp bên trong. Theo chủ tiệm, tất cả các loại nhân ăn cùng đều do nhà tự làm theo công thức riêng nên có hương vị đặc trưng hút khách nhiều năm qua.
Theo nhiều người nhận xét, bánh mì Huynh Hoa có phần nhân bánh rất ngon, nặng trĩu pate, chà bông, chả, jambon, xá xíu thịt heo, xúc xích, rau dưa ăn kèm. Bên trong bánh có tổng cộng 13 loại nhân khác nhau.
Một ổ bánh mì có thể chia 2 người ăn mới hết. Nhiều khách quen cho rằng, điều tạo nên tên tuổi của bánh mì Huỳnh Hoa là phần pate béo ngậy, thơm ngon, bề mặt mảng pate bóng bẩy, đỏ hồng.
2. Bánh mì Như Lan: 60.000 đồng/chiếc
Không chỉ nổi tiếng với bánh Trung thu, thương hiệu Như Lan còn được nhiều người biết đến với món bánh mì kẹp có giá dao động trung bình khoảng 15.000 - 60.000 đồng/ổ.
Với chiếc bánh mì đặc biệt có giá đắt đỏ, thực khách sẽ được thưởng thức thịt nguội, pate, sốt mayonnaise tự làm của quán. Ngoài ra còn có dưa leo, hành ngò, đồ chua là cà rốt và củ cải ngâm rồi vắt ráo.
3. Bánh mì Nguyên Sinh: 95.000 đồng/chiếc
Đây được xem là tiệm bánh mì sang trọng từ nhiều năm nay với cách phục vụ khác biệt. Thay vì đưa pate, thịt hun khói, xúc xích... vào nhân bánh như thường thấy, quán lại phục vụ khách một đĩa thịt nguội gồm 7 loại khác nhau: paté gan, xúc xích, giò thủ, giò heo rút xương, thịt hun khói… ăn kèm đồ chua gồm củ cải, dưa leo và cà rốt ngâm chua và bơ ngoại nhập.
4. Bánh mì hơn 2 triệu đồng/chiếc
Một nhà hàng trên đường Tôn Thất Đạm, quận 1, TP HCM, từng ra mắt món bánh mì 100 USD (hơn 2 triệu đồng). Chiếc bánh mì này chủ yếu nhân thịt heo, nhưng có một chút biến tấu theo phong cách ẩm thực Pháp.
Chiếc bánh mì này trở nên đắt đỏ khi có thêm gan ngỗng béo. Phục vụ kèm bánh còn có khoai lang chiên chấm trứng cá tầm, hoặc sốt mayonnaise nấm truffle, cùng hai ly vang trắng Italy. Để thưởng thức món bánh mì này, khách phải đặt trước một ngày, đặt cọc 50% hoặc trả 100 USD.
Tháng 11, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Trong đó, giá điện và giá nhà thuê là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng tăng lên.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 18 thuộc Cục QLTT TP.HCM liên tiếp phát hiện nhiều vụ việc kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc ở huyện Hóc Môn. Đặc biệt, đã chuyển 1 hồ sơ vụ việc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu cho cảnh sát để điều tra.
Các lò giết mổ công nghiệp tại TP.HCM vẫn "ế" khách dù chi phí đầu tư cao và thành phố đã chấm dứt hoạt động giết mổ thủ công từ ngày 1/4/2023.
Không khí mua sắm hiện nay phần nào phản ánh nỗi lo lớn của doanh nghiệp về doanh số hàng Tết. Dự báo người Việt sẽ chi tiêu dè dặt và tiết kiệm hơn cho Tết 2025.
Việc áp dụng công nghệ trong thương mại điện tử (TMĐT) tạo ra những cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Năm 2025 sẽ đánh dấu một giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt cho thị trường bán lẻ tại Việt Nam.
Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ của Chính phủ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kết thúc vào ngày 30/11/2024, cạnh tranh trên thị trường ô tô Việt Nam sẽ càng gay gắt hơn.