Chủ nhật, 24/11/2024

TPHCM phát triển đô thị sân bay Tân Sơn Nhất

25/12/2021 8:03 AM (GMT+7)

Cần phải đưa đô thị sân bay vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của TP đến năm 2040, tầm nhìn 2060.

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia tại hội thảo Định hướng quy hoạch, quản lý đô thị cấp địa phương gắn với mô hình đô thị sân bay quốc tế, áp dụng thí điểm cho khu vực sân bay Tân Sơn Nhất tại địa bàn quận Tân Bình (do Sở QHKT phối hợp với UBND quận Tân Bình tổ chức ngày 23-12).

TPHCM phát triển đô thị sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh 1.

“Bỏ quên” một mô hình

 

Theo nhiều chuyên gia, trong khi các sân bay quốc tế trên thế giới đa phần là phát triển theo mô hình đô thị sân bay thì ở Việt Nam, sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (TSN) đang chỉ đơn thuần là nơi đưa đón khách.
Chuyên gia hàng không- TS. kinh tế Lương Hoài Nam tỏ ra nuối tiếc vì suốt mấy chục năm qua, TP đã không phát triển mô hình đô thị sân bay tại quận Tân Bình. Đến nay, quỹ đất để phát triển gần như không còn.
Ông Nam cho rằng, sân bay TSN là sân bay quốc tế hiếm hoi trên thế giới mà không có kết nối với cao tốc. “Điều này để thấy rằng, chúng ta đang gánh chịu hậu quả của sự phát triển không bài bản và thiếu tầm nhìn”, ông Nam nói.
Theo TS. Nam, TP đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để phát triển mô hình đô thị sân bay. Điều này thể hiện qua việc đầu tư xây dựng các tuyến đường Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Trỗi, Trường Sơn. Lẽ ra các tuyến đường này đã phải là những đại lộ lớn để làm cơ sở cho việc hình thành đô thị sân bay. Tuy nhiên, do không thể bồi thường được nên đành phải làm theo kiểu “cơi nới” như hiện nay.
Hiện nay việc phát triển mô hình đô thị sân bay TSN chỉ còn cơ hội cuối cùng và duy nhất khi gắn với dự án mở rộng sân bay TSN và dự án xây dựng nhà ga số 3. Nếu TP đủ quyết tâm thì có thể hình thành được đô thị sân bay có quy mô bằng 60-70% như đô thị sân bay Changi của Singapore là hoàn toàn có thể.
Ông Nam đưa ra các giải pháp để hiện thực hóa mô hình đô thị sân bay TSN: thứ nhất là việc mở rộng sân bay TSN với nhà ga T3 phải được xây dựng trên khu đất gần 30ha và vừa là nhà ga quốc tế và quốc nội chứ không chỉ là 16ha và chỉ có ga quốc nội như đã được duyệt. Nếu chỉ làm nhà ga này với quy mô 16ha thì TP tiếp tục bỏ lỡ cơ hội để phát triển đô thị sân bay. Phải đưa vào đề này vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của TP để làm cơ sở thực hiện.
Thứ 2, TP cần sớm triển khai tuyến đường 4.800 tỷ đồng với sáu làn xe nối đường Hoàng Văn Thụ với Cộng Hòa để đi qua nhà ga T3. “Quỹ đất hai bên tuyến đường này sẽ rất lý tưởng để phát triển thương mại dịch vụ, logistics, hỗ trợ tốt nhất cho mô hình đô thị sân bay”, TS Nam phân tích.
Cùng với đó là mở rộng thêm tuyến đường Thân Nhân Trung vào nhà ga T3 ngoài các tuyến đã mở rộng đường Cộng Hòa, Hoàng Hoa Thám sẽ tạo điều kiện để phát triển quỹ đất dọc theo các tuyến đường này.
Cuối cùng, TP cần triển khai xây dựng hai tuyến cao tốc trên cao số 1 và số 2, kết nối từ phía Bắc và từ khu vực phía Nam và đồng bằng Sông Cửu Long vào nút giao Lăng Cha Cả. Qua đó, hoàn thiện kết nối giao thông với khu vực sân bay TSN.
Sẽ đề xuất đưa vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của TP

 

Theo ThS.KTS Đỗ Nguyên Phong, Trưởng phòng Quy hoạch 2 – Viện Quy hoạch xây dựng, TPHCM đã trải qua các lần điều chỉnh quy hoạch chung. Tuy nhiên, tiềm năng sân bay TSN chưa được khai thác đúng mức. Khái niệm về đô thị sân bay TSN gần như không tồn tại hoặc rất mờ nhạt. Vì thế, các chức năng khu vực xunh quanh sân bay (quận Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp) hầu như chỉ đơn thuần là khu dân cư và một số tuyến đường gắn với sân bay có chức năng hỗn hợp (ở kết hợp thương mại dịch vụ).
Ông Phong cho rằng, đó chính là thách thức lớn cho quận Tân Bình trong việc chuyển đổi và xây dựng mô hình đô thị sân bay. Trong định hướng và chiến lược phát triển quận Tân Bình và TP.HCM chỉ xác định quận Tân Bình có chức năng ở kết hợp thương mại dịch vụ giống như các quận khác mà chưa khai thác tiềm năng, lợi thế vốn có của quận có cảng hàng không quốc tế TSN. Đồng thời, trong định hướng phát triển đô thị gần như không đề cập đến tiềm năng đặc biệt của cảng hàng không này.
Quỹ đất lớn nhất của quận Tân Bình và khu vực sân bay TSN chủ yếu là đất phục vụ sân bay và quân sự. Quỹ đất này cũng đã được chuyển đổi một phần sang đất dân dụng, tuy nhiên việc chuyển đổi này cũng mang yếu tố sự vụ, dự án đơn lẻ mà chưa thể hiện được tầm nhìn chiến lược mang tính tổng thể.
Về không gian kiến trúc cảnh quan, ông Phong đánh giá, khu vực này cũng đã có một số tuyến giao thông huyết mạch và các khu vực điểm nhấn, làm động lực phát triển cho toàn khu. Cụ thể là, hai tuyến đường đã có thiết kế đô thị riêng là tuyến TSN – Bình Lợi – Vành đai ngoài và trục Trường Sơn – Phan Đình Giót – Trần Quốc Hoàn. Một số khu vực đặc trưng, làm điểm nhấn như công viên Hoàng Văn Thụ, Quân khu 7, khu vực xung quanh công viên Gia định…
“Nhìn chung, khu vực này không có hình thái đô thị đặc trưng, khác biệt gắn với tiềm năng vô cùng đặc biệt của dân bay quốc tế TSN”, KTS Phong nói. Ông Phong đề xuất giải pháp đánh thức tiềm năng, lợi thế của khu vực này bằng việc phát triển quận Tân Bình gắn với đô thị sân bay TSN. Trong đó, phải phát triển đồng bộ hệ thống giao thông gắn kết với đầu mối sân bay và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất (chuyển đổi đất quốc phòng sang đất dân dụng). Đặc biệt, trong quy hoạch chiến lược phát triển quận Tân Bình phải theo hướng đô thị sân bay, bổ sung vào điều chỉnh quy hoạch chung của TP và có chương trình hành động cụ thể.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Bá Thành, Chủ tịch UBND quận Tân Bình, cho biết sẽ ghi nhận ý kiến của tất cả các chuyên gia, nhà khoa học để làm cơ sở nghiên cứu hình thành đô thị sân bay TSN trong thời gian tới. Ngoài ra, từ góp ý của các chuyên gia, vấn đề nào có thể làm ngay và trong thẩm quyền thì quận sẽ tiến hành áp dụng triển khai ngay. Đồng thời, Quận sẽ cập nhật đề xuất bổ sung vào quy hoạch chung của TP đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060.
Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc