Hà Nội 31oC
Thứ bảy, 03/06/2023

TP.HCM tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương

31/03/2023 8:00 AM (GMT+7)

TP.HCM được xếp loại nằm trong top 10 địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP thấp nhất cả nước, xếp hạng 56 trong tổng số 63 tỉnh thành.



TP.HCM tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh 1.

TP.HCM tăng trưởng thấp nhất 5 TP trực thuộc Trung ương. Ảnh: Quỳnh Danh.

Cục Thống kê TP.HCM công bố báo cáo chi tiết về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn trong quý I/2023, đặc biệt dựa trên dữ liệu của Tổng cục Thống kê để so sánh các chỉ số của TP.HCM với các địa phương khác trên cả nước.

Theo đó, GRDP của TP.HCM trong quý đầu năm ước đạt khoảng 360.000 tỷ đồng, chỉ tăng trưởng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương.


Kinh tế TP.HCM giảm tốc

Cụ thể, khu vực dịch vụ (chiếm hơn 65% GRDP của thành phố) chỉ tăng 2,07%, đóng góp 1,53 điểm phần trăm trong tốc độ tăng chung. Điều đáng nói, có đến 4/9 ngành dịch vụ trọng yếu có mức tăng trưởng âm gồm vận tải kho bãi (giảm 0,63%), thông tin và truyền thông (giảm 2,7%), kinh doanh bất động sản (giảm 16,2%) và y tế và hoạt động cứu trợ xã hội (giảm 4,82%).

Điểm sáng là 5/9 ngành dịch vụ còn lại có mức tăng trưởng khá như bán buôn, bán lẻ tăng 3,81%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,53%; dịch vụ hoạt động chuyên môn khoa học - công nghệ tăng 6,68%; giáo dục và đào tạo tăng 7,01%. Riêng ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống có mức tăng cao nhất với 24,34% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 3,6%, làm giảm 0,91 điểm phần trăm. Còn khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản dù tăng 2,06% nhưng cũng chỉ đóng góp 0,01 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn TP cũng giảm 0,9% so với cùng kỳ. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,1%,sản xuất và phân phối điện tăng 1,4% và cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 5,3%.

%Tốc độ tăng trưởng GRDP của TP.HCM trong quý I/2023 so với cùng kỳ các năm gần đâyDữ liệu: Cục Thống kê TP.HCM.Quý I/2020Quý I/2021Quý I/2022Quý I/20230123456

Cục Thống kê TP.HCM cũng ghi nhận vốn đầu tư của doanh nghiệp FDI thực hiện quý I/2023 ước đạt 7.853 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ và chiếm 11,3% trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn TP. Nguồn vốn này tập trung tăng cao ở một số ngành như kinh doanh bất động sản, sản xuất công nghiệp và y tế.

Bình quân 3 tháng đầu năm nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của TP tăng 4,5%. Trong đó, chỉ có nhóm bưu chính viễn thông và nhóm giao thông giảm lần lượt giảm 0,3% và 1,27%.

9 nhóm ngành còn lại đều ghi nhận tăng, trong đó các nhóm tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,67%, đồ uống thuốc lá tăng 4,64%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,78%, văn hóa giải trí tăng 6,46% và giáo dục tăng 15,28%.

Chỉ số giá vàng và chỉ số giá USD trong quý I năm nay bình quân tăng lần lượt 4,74% và 2,73% so với cùng kỳ.


Cần tập trung tháo gỡ để giữ vững vai trò đầu tàu

Để TP.HCM giữ vững vai trò đầu tàu tăng trưởng kinh tế của khu vực phía Nam và cả nước, Cục Thống kê TP.HCM đề nghị TP tập trung xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai. Đồng thời, giải quyết các xung đột pháp lý về thủ tục giao đất, xác định đơn giá đền bù, thủ tục thanh quyết toán xây dựng cơ bản để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

"Trước mắt, TP cần ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt chú trọng giải ngân các dự án trọng điểm mang tính kết nối vùng như dự án Metro số 1, Metro số 2, Vành đai 3, nhà ga T3, cao tốc HCM - Mộc Bài", báo cáo của đơn vị nêu rõ.

Bên cạnh đó, TP.HCM cần tiếp tục triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, cũng như chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ, song song với đẩy nhanh việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam đặt tại TP.HCM để thu hút nguồn lực bên ngoài đầu tư vào TP.

Ngoài ra, nâng cao hiệu quả kết nối cung cầu lao động - việc làm, chất lượng đào tạo nghề nhằm cải thiện năng suất lao động và chú trọng thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực ngành y tế, giáo dục, du lịch.

Song song đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả hoạt động hành chính của cơ quan Nhà nước, nhất là những nơi thực hiện dịch vụ hành chính công. Cục Thống kê cho rằng TP cần xem đây là nhiệm vụ cấp bách trong xây dựng chính quyền điện tử phục vụ người dân.

Cuối cùng là tăng cường công tác dự báo, kiểm tra và bình ổn giá cả, xây dựng các giải pháp nhằm ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường, đặc biệt xu hướng xuất, nhập khẩu tại các thị trường lớn của TP và giữ vững ổn định thị trường tài chính, thị trường bất động sản.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Làm du lịch từ vườn trái cây

Làm du lịch từ vườn trái cây

Nhiều nhà vườn tại xã Trung An, huyện Củ Chi đang mở cửa cho khách tham quan, trải nghiệm hái trái cây, chơi trò chơi dân gian...

Bệnh viện Triều An làm ăn thế nào khi ông Trầm Bê thụ án 7 năm tù và quay trở lại điều hành?

Bệnh viện Triều An làm ăn thế nào khi ông Trầm Bê thụ án 7 năm tù và quay trở lại điều hành?

Hoàn tất thụ án 7 năm tù, ông Trầm Bê, nhà sáng lập Bệnh viện Triều An, quay trở lại tham gia Hội đồng quản trị từ cuối tháng 5/2023. Hơn 20 năm thành lập, Bệnh viện Triều An chỉ lỗ 27 tỷ đồng năm 2021, các năm tài chính còn lại đều đặn lời vài chục tỷ.

Có 2,65 triệu thuê bao tại Việt Nam sử dụng mạng di động ảo

Có 2,65 triệu thuê bao tại Việt Nam sử dụng mạng di động ảo

Tính đến thời điểm hiện tại, 4 mạng di động ảo gồm Mobicast, ASIM, Đông Dương Telecom và Digilife đã phát triển 2,65 triệu thuê bao di động, chiếm 2,1

Gần 80% người Việt sẵn sàng không dùng tiền mặt 3 ngày liên tiếp

Gần 80% người Việt sẵn sàng không dùng tiền mặt 3 ngày liên tiếp

Thay vì sử dụng tiền mặt, người Việt đang ưa chuộng các hình thức thanh toán kỹ thuật số như ví điện tử, ứng dụng ngân hàng hay qua mã QR.

Cắt điện liên tục ở tỉnh có 8 nhà máy nhiệt điện

Cắt điện liên tục ở tỉnh có 8 nhà máy nhiệt điện

Mới chớm hè nhưng tình trạng cắt điện luân phiên đã liên tục xảy ra ở Quảng Ninh - nơi được mệnh danh là thủ phủ của các nhà máy nhiệt điện, với 8 nhà máy. Có những ngày, nhiều nơi bị cắt điện tới 2 lần, thậm chí giữa đêm khuya, khiến nhiều gia đình có con nhỏ giữa đêm phải di tản đi ở nhờ.

Điện lực Hà Nội đưa lý do giải thích chuyện cắt điện

Điện lực Hà Nội đưa lý do giải thích chuyện cắt điện

EVN Hà Nội nói nắng nóng kéo dài đã tạo ra nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến, ẩn chứa nhiều nguy cơ xảy ra sự cố. Để đảm bảo an toàn vận hành hệ thống điện nên một số khu vực tại Hà Nội phải dừng, giảm cấp điện khẩn cấp.