Khách đến tham quan Tu viện Westminster ở London (Anh) sau lễ đăng quang của Vua Charles III dự kiến diễn ra vào tháng Năm tới sẽ được phép đứng tại đúng vị trí mà ông được trao vương miện.
Đây là một chương trình du lịch độc đáo với các yêu cầu gồm khách tham quan không được đi giày và phải đảm bảo tất chân của họ không bị thủng. Những điều kiện này nhằm bảo vệ cho phần sàn nhà khảm thời Trung cổ của cung điện.
Ban quản lý Tu viện Westminster cho biết phần mặt sàn Cosmati nơi các quân vương Anh được trao vương miện đã được lát từ khoảng 700 năm trước.
Vốn đã bị hư hỏng và phải phủ thảm trải sàn trong nhiều thập kỷ, phần mặt sàn này sẽ lần đầu tiên "lộ diện" trong lễ đăng quang của Vua Charles III ngày 6/5 sau khi dự án trùng tu mặt sàn hoàn tất vào năm 2010.
Thông thường phần mặt sàn này được căng dây thừng bảo vệ để hạn chế khách tham quan giẫm lên nhưng sau lễ đăng quang của Vua Charles III, khu vực này sẽ được mở để đón các nhóm nhỏ khách du lịch đi chân trần. Theo đó, khách tham quan được yêu cầu cởi bỏ giày, tránh làm hư hỏng mặt sàn.
Sàn nhà được làm từ những năm 1200 theo yêu cầu của Vua Henry III, do các nghệ nhân người Italy và các thợ xây người Anh thực hiện.
Đây được cho là công trình kiến trúc khảm đá kiểu Cosmati tốt nhất bên ngoài Italy được duy trì cho tới ngày nay.
Trưởng nhóm bảo tồn Tu viện Westminster, bà Vanessa Simeoni, cho biết đây là một phần nghệ thuật độc đáo của cung điện và của cả nước Anh. Không ở đâu tại nước Anh có sàn khảm như vậy.
Các chương trình du lịch "chân trần" sẽ do các chuyên gia của cung điện hướng dẫn, được tổ chức vào một số ngày từ 15/5-29/7.
Tu viện Westminster có tên chính thức là Nhà thờ kinh sỹ đoàn Thánh Peter tại Westminster, là một nhà thờ theo kiến trúc gothic ở Westminster, London, và nằm ở phía Tây của Cung điện Westminster.
Tu viện Westminster là nơi tiến hành lễ đăng quang của các vua và nữ hoàng Anh. Đây cũng là nơi chôn cất của nhiều thành viên Hoàng gia Anh và các nhân vật nổi tiếng khác trong lịch sử Vương quốc Anh.
Cùng với Cung điện Westminster và Nhà thờ Saint Margaret, Tu viện Westminster đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) xếp hạng Di sản thế giới vào năm 1987.
Lễ hội Nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức sẽ diễn ra tại TP.HCM từ ngày 23 - 27/10 tại khu vực Thương xá Tã cũ. Nhiều hoạt động độc đáo giới thiệu và quảng bá nước mắm Việt sẽ diễn ra xuyên suốt 5 ngày tổ chức.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cầu Long Biên vẫn tồn tại đến ngày nay, bất chấp thời gian, thiên tai và cả sự vô tâm, lãng quên của con người.
Dự luật cấm thịt chó tại Hàn Quốc nhận sự ủng hộ của đa số người dân, nhưng lại bị nhóm tiểu thương buôn bán thịt từ chó, mèo phản ứng căng thẳng.
Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đặc biệt, cộng đồng người Chăm này vừa đón nhận bảo vật quốc gia.
Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án "Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt" với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực Việt.
Trung bình mỗi tháng, ngành du lịch TP.HCM thu khoảng 15.600 tỷ đồng. Đây cũng là địa phương dẫn đầu doanh thu du lịch cả nước. Điều gì khiến TP.HCM luôn đạt thành tích ấn tượng này?