Chưa biết bộ phim nội dung hay-dở ra sao, nhưng ngay sau khi công bố dự án với cái tên phim nửa Việt nửa Tây cũng đủ gây sự tò mò cho một bộ phận công chúng hiếu kỳ. Đây là dự án phim về một ca sĩ được nhiều người tung hô, nhưng cũng gây ra không ít dư luận trái chiều bởi cái sự ngông của họ.
Giờ đây, người trong cuộc lại “bôi son trát phấn” vào tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của mình với những mỹ từ nào là “hào quang”, nào là “rực rỡ”, rồi "cả gan" tự nhận mình là “the king” (vị vua) nhưng sau khi bị công chúng đồng loạt phản ứng thì đã phải tự bỏ danh xưng "vĩ cuồng" này ra khỏi tên phim.
Ngay từ khi mới giới thiệu dự án phim mà đã làm dư luận “đùng đùng nổi sóng” như thế, rồi đây khi bộ phim hoàn thành, ra mắt, trình chiếu trước công chúng, rất có thể người ta lại được chứng kiến một cơn “bão truyền thông” bởi cuộc đời, công việc và cả những góc khuất của nhân vật chính trong phim sẽ xuất hiện tràn ngập trên mặt báo và mạng xã hội.
Bấy lâu nay, công chúng cảm thấy quá bội thực những cái danh hiệu “kêu như chuông” do chính giới showbiz tự phong và một bộ phận báo chí, truyền thông tung hô, hết “Ông hoàng nhạc Việt”, “Nữ hoàng nhạc pop Việt”, lại đến “Giáo sư âm nhạc”, “Nữ hoàng âm nhạc dân gian”, “Thánh nữ bolero”, “Vua nhạc rap Việt”... Không một cơ quan có trách nhiệm nào phong tặng, thế mà người ta vẫn ung dung tự cho mình cái quyền được hưởng vị thế “giáo sư, ông hoàng, thánh nữ, ông vua”... mới thấy cái sự nhiễu nhương, bát nháo của những danh xưng hão huyền trong giới showbiz!
Có điều rất đáng suy ngẫm (và cũng là nỗi đau đối với những người làm phim chân chính) là không ít bộ phim về các nhân vật lịch sử (lãnh tụ, danh nhân, anh hùng...) được đầu tư khá công phu về mặt nội dung kịch bản, đạo diễn, diễn xuất, phim trường và ý nghĩa chính trị-xã hội, nhưng do không được đầu tư bài bản về mặt truyền thông, quảng bá sâu rộng nên khi phim ra đời không có sức hút mạnh mẽ đối với công chúng, thậm chí sớm rơi vào tình cảnh tẻ nhạt, èo uột.
Trong khi đó, nhiều phim do tư nhân làm, chi phí cho khâu “PR”, quảng bá tốn khoảng một phần ba tổng kinh phí làm phim. Đấy là chưa kể nhiều dự án phim của tư nhân thời nay có đủ chiêu trò “lăng xê” suốt quá trình làm phim, từ khâu ra mắt dự án, bấm máy đến quy trình sản xuất, làm hậu kỳ và cả những vấn đề hậu trường để thường xuyên “hâm nóng” sự quan tâm, theo dõi của khán giả.
Tất nhiên, không phủ nhận những nỗ lực, sáng tạo của các dự án phim do tư nhân làm để bán được nhiều vé, hút đông khách tới rạp và có doanh thu cao. Tuy nhiên, nếu làm phim mà chủ yếu “chiều lòng” một bộ phận công chúng hiếu kỳ, sẵn sàng bỏ tiền ra để biết “cuộc đời, sự nghiệp” và cả góc khuất của những “ông hoàng, bà chúa, nữ thánh” trong giới showbiz trên màn ảnh, thì những phim về đề tài “hot”, “sến” như thế liệu có đưa khán giả hướng đến những giá trị chân-thiện-mỹ đích thực?
Nếu báo chí, truyền thông, cơ quan quản lý văn hóa và những người có trách nhiệm đối với nền điện ảnh nước nhà không tỉnh táo, sáng suốt, thận trọng trong truyền thông, quảng bá, định hướng dư luận và sát sao, chặt chẽ trong quản lý, thẩm định, cấp phép, thì tới đây, rất có thể không chỉ các nhân vật giải trí được “thần thánh hóa” bản thân thông qua phim ảnh, mà bất cứ ai lắm tiền nhiều của, thích chơi ngông, thích chơi trội cũng có cơ hội được “đánh bóng” cuộc đời, tiểu sử của cá nhân mình trên màn ảnh rộng. Điều đó thật nguy thay!
Ông Nguyễn Quỳnh Thiện - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024 vừa chủ trì cuộc họp thông qua dự thảo kế hoạch tổ chức Tuần lễ.
Lễ hội Nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức sẽ diễn ra tại TP.HCM từ ngày 23 - 27/10 tại khu vực Thương xá Tã cũ. Nhiều hoạt động độc đáo giới thiệu và quảng bá nước mắm Việt sẽ diễn ra xuyên suốt 5 ngày tổ chức.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cầu Long Biên vẫn tồn tại đến ngày nay, bất chấp thời gian, thiên tai và cả sự vô tâm, lãng quên của con người.
Dự luật cấm thịt chó tại Hàn Quốc nhận sự ủng hộ của đa số người dân, nhưng lại bị nhóm tiểu thương buôn bán thịt từ chó, mèo phản ứng căng thẳng.
Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đặc biệt, cộng đồng người Chăm này vừa đón nhận bảo vật quốc gia.
Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án "Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt" với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực Việt.