Thứ sáu, 03/05/2024

Trung Quốc cấm nhập thủy sản từ Nhật Bản, Việt Nam có hưởng lợi?

28/08/2023 5:47 PM (GMT+7)

Trung Quốc vừa cấm nhập khẩu toàn bộ thuỷ sản từ Nhật Bản trong bối cảnh Nhật Bản bắt đầu xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý ra Thái Bình Dương. Liệu quyết định này có mang lại cơ hội cho ngành thuỷ sản Việt Nam?.

Trung Quốc chính thức cấm nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản

Ngày 24/8, Chính phủ Trung Quốc đã có thông báo chính thức về việc cấm nhập khẩu tất cả các sản phẩm thuỷ sản từ Nhật Bản trong bối cảnh Nhật Bản bắt đầu xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý từ nhà máy Fukushima ra Thái Bình Dương. Trung Quốc cũng không nêu rõ hiện lệnh cấm nhập khẩu này sẽ kéo dài đến thời gian nào.

"Quyết định nhằm ngăn chặn toàn diện các rủi ro an toàn thực phẩm do ô nhiễm phóng xạ từ nước thải hạt nhân Fukushima gây nên. Chúng tôi bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng Trung Quốc và đảm bảo an toàn cho thực phẩm nhập khẩu", Cơ quan Hải quan Trung Quốc nêu rõ.

Trung Quốc cấm nhập thủy sản từ Nhật Bản, Việt Nam có hưởng lợi? - Ảnh 1.

Chế biến cá tại Aquatex Bentre. Ảnh: SSI

Trước đó, Chính phủ Trung Quốc cũng đã cấm nhập khẩu thực phẩm từ 10 trên 47 tỉnh Nhật Bản kể từ tháng 7/2023. 

Khối lượng thuỷ sản được Trung Quốc nhập khẩu từ Nhật Bản chủ yếu là các loại giáp xác và động vật thân mềm, như cua, sò điệp và mực, với kim ngạch lên tới 370 triệu USD, phần còn lại chủ yếu là cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương. Đặc biệt, phần lớn cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương được Trung Quốc nhập khẩu là đến từ Nhật Bản.

So với tổng kim ngạch thuỷ sản được Trung Quốc nhập khẩu năm 2022 là 19,13 tỷ USD thì nguồn cung từ Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 3% trong năm 2022. Các quốc gia cung ứng thuỷ sản chủ chốt cho Trung Quốc hiện nay là Ecuador (chiếm 18,6% tổng kim ngạch), Nga (chiếm 14,4%), Việt Nam (chiếm 8,8%), và Ấn Độ (chiếm 6,6).

Xét về cơ cấu sản phẩm nhập khẩu, Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất là các loại giáp xác, như cua, tôm các loại, ốc… (có mã HS 0306 và 1605) với kim ngạch nhập khẩu đạt 9,8 tỷ USD (chiếm 51,2% tổng kim ngạch nhập khẩu). Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các sản phẩm tôm nước ấm (chủ yếu là tôm được nuôi trồng) lên tới 5,65 tỷ USD.

Các sản phẩm cá đông lạnh là loại thuỷ sản được Trung Quốc nhập khẩu nhiều thứ hai với kim ngạch nhập khẩu đạt 5,1 tỷ USD (chiếm 26,6% tổng kim ngạch nhập khẩu).

Ngành thuỷ sản Việt Nam được hưởng lợi, nhưng cổ phiếu nào sẽ hấp dẫn?

Trung Quốc (Trung Quốc đại lục và Hồng Kông) hiện là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm nay với kim ngạch nhập khẩu đạt 716 triệu USD, chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. 

Hiện, có 7 sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, gồm: tôm, cua, cá hồi, mực, cá minh thái, cá tuyết và cá tra.

Trung Quốc cấm nhập thủy sản từ Nhật Bản, Việt Nam có hưởng lợi? - Ảnh 2.

Chế biến tôm ở FimexVN. Ảnh: SSI

Trong đó, tôm là sản phẩm được Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất với kim ngạch đạt 338 triệu USD (chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu) trong 7 tháng đầu năm nay. Hơn 90% khối lượng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là sản phẩm đông lạnh.

Theo đánh giá của một số chuyên gia ngành hàng thuỷ sản, việc Trung Quốc cấm nhập khẩu thuỷ sản từ Nhật Bản sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngành thuỷ sản Việt Nam nhưng mức độ tác động có thể sẽ "không quá lớn" do cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và Nhật Bản có nhiều sự khác biệt.

Trong đó, tôm được kỳ vọng là mặt hàng được hưởng lợi nhiều nhất từ câu chuyện này khi các loại thuỷ sản giáp xác của Nhật Bản vắng bóng trên thị trường sẽ kích thích người tiêu dùng Trung Quốc tìm đến các sản phẩm thay thế của những quốc gia khác, bao gồm Việt Nam.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam từ năm 2020 đến nay với tốc độ tăng trưởng cao. Sau giai đoạn liên tục giảm từ tháng 9/2022 đến tháng 1/2023, giá cá tra xuất khẩu trung bình sang thị trường Trung Quốc đã dần ổn định nhưng vẫn ở mức thấp.

Theo dữ liệu của SSI Research, giá cá tra xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay chỉ ở mức 2 USD/kg, so với mức 2,5 USD/kg của cả năm 2022.

Liên quan đến việc Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản (từ ngày 24/8/2023) SSI Research nhận định, cá tra không phải sản phẩm có thể thay thế trực tiếp hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản (động vật thân mềm như mực, bạch tuộc, sò... là sản phẩm chiếm tỷ trọng xuất khẩu chính). Năm 2022, giá trị xuất khẩu phi lê cá từ Nhật Bản sang Trung Quốc chỉ đạt 11,8 triệu USD. Ecuador, Ấn Độ và Nga là những nước xuất khẩu chính cho Trung Quốc. 

"Chúng tôi lưu ý rằng thủy sản nhập khẩu từ Nga vào Trung Quốc đã tăng kể từ đầu năm 2023 và đạt mức cao kỷ lục trong những tháng gần đây", SSI Research, nêu.

Đối với các nhà sản xuất cá tra niêm yết tại Việt Nam: IDI, ANV và VHC đều có xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong 6 tháng 2023, doanh thu từ Trung Quốc lần lượt chiếm 40%, 30% và 11% tổng doanh thu của IDI, ANV và VHC. 

"Chúng tôi ghi nhận khối lượng tăng nhẹ so với cùng kỳ của xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc vào tuần trước (tuy nhiên không đáng kể và chúng tôi cho rằng không liên quan đến tin cấm nhập khẩu này) và giá bán trung bình vẫn ở mức thấp là 2 USD/kg (trung bình năm 2022: 2,5 USD/kg)", chuyên gia SSI Research, nêu.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Trong vòng 5 năm trở lại đây, du lịch Phú Quốc chứng kiến nhiều biến động về lượng khách. Từ năm 2023, nỗ lực hút khách nội của địa phương vẫn chưa đạt hiệu quả.

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Kể từ khi triển khai hệ thống KRX với thị trường chứng khoán Việt Nam, HoSE đã có 8 lần dời lịch vận hành vào những năm 2015, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 và mới đây nhất là ngày 2/5/2024.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.