Theo Business Insiders, người ta gọi đó là những “thành phố ma”, vắng lặng khác hẳn các thành phố cấp 1 ở Trung Quốc. Những thành phố ma không phải là chuyện mới ở Trung Quốc nhưng khi tập đoàn bất động sản Evergrande của nước này rơi vào khủng hoảng nợ nần, các thành phố không người lại trở thành đề tài được quan tâm.
Li Gan, Giáo sư kinh tế học tại Đại học Texas A& M, một chuyên gia hàng đầu về thị trường nhà ở Trung Quốc, cho biết rất khó xác định số lượng chính xác các căn hộ không người ở. Thành phố không người nổi tiếng nhất ở Trung Quốc là khu đô thị mới Ordos (hay còn gọi là Kangbashi) ở khu vực Nội Mông. Ban đầu, thành phố này dự kiến có cả triệu người sinh sống vào đầu những năm 2000, nhưng về sau, con số này được giảm xuống còn 300.000. Tới năm 2016, mới chỉ có 100.000 người sống ở đó. Kangbashi cuối cùng cũng thu hút được người dân sau khi Trung Quốc chuyển một số trường học hàng đầu tới đây.
Các căn hộ không người ở chiếm một phần lớn trong thị trường nhà ở khổng lồ tại Trung Quốc, gấp đôi thị trường ở Mỹ và đạt giá trị 52.000 tỷ USD năm 2019. Dữ liệu năm 2017 cho thấy 21% căn hộ, tương đương 65 triệu, không có người ở. Con số này đủ để cho người dân cả nước Pháp ở.
Trong khi ở Mỹ hay Nhật Bản, nhà ở tại nhiều nơi bị bỏ hoang, xuống cấp, còn ở Trung Quốc, nhà này không bị bỏ hoang, chỉ là không ai ở. Ông Li Gan cho biết đây là hiện tượng chỉ có ở Trung Quốc.
Theo ông Xin Sun, Giảng viên cấp cao tại Đại học King's College London, các căn hộ này không có người có nghĩa là chúng đã được bán cho người mua và nhà đầu tư, nhưng không có chủ và người thuê nhà tới ở.
Về mặt cung, chính phủ thu một số tiền lớn từ việc cho các nhà phát triển bất động sản thuê đất nên có động lực lớn để khuyến khích phát triển thị trường nhà ở thay vì hạn chế.
Hàng năm, Trung Quốc bắt đầu xây 15 triệu ngôi nhà mới, gấp 5 lần tổng số căn nhà mới ở Mỹ và châu Âu cộng lại.
Ngoài việc chính phủ khuyến khích phát triển và đẩy nguồn cung lên, số lượng căn hộ ở Trung Quốc lớn còn là vì tỷ lệ đô thị hóa cao. Tính tới năm ngoái, 61% dân số Trung Quốc sống trong các thành phố, tăng so với tỷ lệ 35,8% cách đây 20 năm.
Tuy nhiên, tỷ lệ đô thị hóa ở Trung Quốc lại không được tính toán chính xác nên họ ước tính quá nhiều số người có nhu cầu chuyển nhà.
Về mặt cầu, xu hướng chung là giá nhà tăng đã khiến nhiều người có nhu cầu mua nhà thứ hai, thứ ba.
Trong 20 năm, giá nhà đã tăng gấp nhiều lần ở nhiều nơi, trong đó có ở các thành phố lớn. Phần lớn người dân Trung Quốc chưa trải qua tình trạng bong bóng bất động sản vỡ như ở Mỹ năm 2008 hay ở Nhật Bản những năm 1990 nên họ tin chắc rằng bất động sản là kênh giữ tiền, sinh lời tốt nhất. Từ đó, nhu cầu mua thêm bất động sản càng tăng. Hơn 20% người sở hữu nhà ở Trung Quốc có từ hai căn nhà trở lên.
Khi tập đoàn Evergrande gặp khủng hoảng, Trung Quốc đã tìm cách giảm nhẹ rủi ro, trong đó có biện pháp ngăn người dân bán nhà. Evergrande có trên 1.300 dự án phát triển khắp 280 thành phố Trung Quốc, có thể cung cấp nơi ở cho trên 12 triệu người. Nhưng tập đoàn này nợ 300 tỷ USD, có 1,6 triệu căn hộ chưa được bàn giao và liên tục lỡ hẹn thanh toán trái phiếu.
Dù quy mô lớn và khoản nợ khổng lồ nhưng Evergrande chỉ là một phần nhỏ trong vấn đề nhà ở tại Trung Quốc. Thị phần của Evergrande nhỏ nhưng lại đặt ra rủi ro cho nền kinh tế Trung quốc. Các chuyên gia cho rằng vấn đề nợ của Evergrande có thể ảnh hưởng tới các nhà phát triển bất động sản khác và có thể tạo ra làn sóng vỡ nợ mới.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.
Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Tại TP.HCM, dọc tuyến Metro số 2 sẽ có ba khu "đất vàng" được quy hoạch theo mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD).