Tâm lý trên thị trường vàng tiếp tục lạc quan hơn so với tuần trước. Kết quả khảo sát diễn biến giá vàng thế giới tuần tới của Kitco News cho thấy tỷ lệ ủng hộ xu hướng tăng đã áp đảo.
Cụ thể, tỷ lệ chuyên gia nhận định giá vàng đi lên tuần tới tăng từ 56% lên 71%; Tỷ lệ chuyên gia dự đoán giá vàng giảm đã lùi từ 25% về 24% và tỷ lệ giữ quan điểm trung lập giảm mạnh còn 6%.
Còn đối với kết quả khảo sát trực tuyến trên thị trường, tỷ lệ nhà đầu tư ủng hộ giá vàng tăng cũng tăng từ 68% ên 72%; Tỷ lệ dự đoán giá vàng giảm lùi từ 18% về 15%; Còn lại tỷ lệ cho rằng giá vàng đi ngang là 13%.
Trước đó, giá vàng thế giới đã không tạo ra đột biến nào phiên cuối tuần và khép lại tuần giao dịch tại 1.959,40 USD.
Chi phối giá vàng tuần qua là ngày càng nhiều đồn đoán về khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 5.
Trong bài phát biểu đầu tuần qua, Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng cho biết để ngỏ khả năng nâng thêm lãi suất hơn 25 điểm cơ bản để kiềm chế lạm phát đang tăng “nóng” tại Mỹ.
Tuần qua, vàng được hỗ trợ từ giá dầu tăng trở lại nhưng đà phục hồi của kim loại quý lại bị cản trở khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và đồng USD đã tăng mạnh.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chốt tuần đã tăng lên cao nhất ba năm là 2,37%, gây bất lợi lớn với vàng.
Tuần qua, với 1 phiên giảm và 4 phiên tăng kim loại quý tăng chung cuộc 1,3%. Đây là mức tăng tích cực bởi tuần trước đó giá vàng đã giảm mạnh 2,8%.
Giá vàng trong nước cũng khép lại một tuần giao dịch khả quan hơn so với tuần trước đó.
Cụ thể, tăng mạnh 300 nghìn đồng phiên cuối tuần, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM khép lại tuần giao dịch tại 68,70-69,45 triệu đồng/lượng.
Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội cũng tăng mạnh 200 nghìn đồng cuối tuần và chốt tại 68,50-69,35 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu chững lại và chốt tuần tại 55,46-56,31 triệu đồng/lượng.
Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ của Phú Quý cũng khép lại tuần giao dịch 55,35-56,30 triệu đồng/lượng mua vào bán ra…
Đáng chú nhất trong tuần qua là đà tăng của giá vàng trong nước liên tục được duy trì, nhất là với thương hiệu vàng quốc gia đã có tới 5 phiên/6 phiên tăng giá.
Giá vàng SJC không chỉ tái lập mốc 69 triệu đồng mà đến cuối tuần còn tiếp cận mốc 69,5 triệu đồng mỗi lượng.
Cũng tương tự giá vàng thế giới, tuần qua các thương hiệu trong nước đều bật tăng trở lại sau tuần sụt giảm trước đó.
Tính chung cả tuần, giá vàng SJC tăng 650 nghìn đồng (tăng 0,9%), giá vàng Doji tăng 450 nghìn đồng (tăng 0,6%), giá vàng Rồng Thăng Long chỉ tăng nhẹ 100 nghìn đồng (tăng 0,17%) và giá vàng NPQ cũng chỉ tăng nhẹ 100 nghìn đồng (tăng 0,17%).
Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là Việt Nam sẽ có điện từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành năng lượng và năng lượng sạch, giảm phát thải carbon và chuyển đổi kinh tế xanh.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.