Kết nối các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp với kênh bán sỉ nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm nông sản có chất lượng tốt là mục tiêu của Chương trình giới thiệu sản phẩm nông sản với kênh bán sỉ do Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam (VFAEA) tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27/5.
Ông Lê Duy Minh, Chủ tịch VFAEA cho biết: Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã sản xuất và trang trại gặp nhiều thách thức về nguồn vốn.
Sau khi đầu tư quy trình sản xuất, chuỗi giá trị, chứng nhận chất lượng sản phẩm, bao bì..nhiều đơn vị sản xuất hụt hơi trong giai đoạn tiếp cận thị trường, bán hàng, xoay vòng vốn để tái đầu tư.
Với nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đơn hàng ngay tại thị trường trong nước, giải quyết bài toán tồn kho, giải cứu sản phẩm nông sản, xoay vòng vốn cho doanh nghiệp để phát triển, Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị kế hoạch cho chuỗi sự kiện hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã từng địa phương tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm tại các thành phố lớn, và tiến đến hình thành Trung tâm hỗ trợ bán sỉ nông sản cho cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
Theo ông Lê Duy Minh, nông sản Việt Nam đa dạng, phong phú chủng loại với hơn1.500 sản phẩm nông sản tiêu biểu. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp có quy mô nhỏ rất khó tiếp cận thị trường xuất khẩu. Do đó, việc kết nối với kênh bán sỉ vừa giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ nội địa vừa tìm cơ hội liên kết đầu tư mở rộng, hướng đến xuất khẩu.
Chương trình giới thiệu nông sản tiêu biểu của từng địa phương cho thị trường bán sỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn sẽ được tổ chức thường kỳ, theo từng chủ đề sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản…để kết nối hiệu quả với từng nhóm khách hàng mua sỉ, giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm.
Ông Trần Huy Hoàng, Giám đốc điều hành Trung tâm giao dịch sản phẩm nông sản bán sỉ, cho biết: Trung tâm giao dịch sản phẩm nông sản bán sỉ (Số 19 C, Cộng Hoà, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) được thành lập nhằm kết nối và thúc đẩy hoạt động đàm phán, xúc tiến các giao dịch thương mại giữa đơn vị sản xuất nông sản nhà bán sỉ và người tiêu dùng.
Trung tâm giao dịch sản phẩm nông sản bán sỉ còn tạo ra môi trường kinh doanh đáng tin cậy và minh bạch, giúp tăng cường sự tin tưởng và hợp tác giữa các bên; góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại, tiêu thụ nông sản bền vững. Hiện tại, trung tâm cung cấp dịch vụ và đăng ký thành viên hoàn toàn miễn phí.
Theo ông Trần Huy Hoàng, khi kết nối được với các đầu mối, Trung tâm giao dịch sản phẩm nông sản bán sỉ sẽ phát triển không gian trưng bày sản phẩm trực tuyến, cập nhật liên tục về giá cả, nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá và tiếp thị sản phẩm; đồng thời nắm bắt thông tin để tổ chức sản xuất hợp lý, đạt hiệu quả.
Tại chương trình giới thiệu sản phẩm nông sản với kênh bán sỉ đầu tiên, nhiều hợp tác xã nông nghiệp tại khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đã giới thiệu sản phẩm tiêu biểu như cà phê hữu cơ, trà, gạo, trái cây… với các đơn vị thu mua bán sỉ để kết nối tiêu thụ tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Còn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng nhiều đường bay từ TP.HCM đi các tỉnh khu vực miền Trung đã xuất hiện tình trạng khan chiếm vé máy bay.
Chốt phiên giao dịch sáng 26/11, giá vàng nhẫn giảm "sốc" đến 2,4 triệu đồng/lượng chiều mua vào. Điều này khiến những người "ôm" vàng khóc ròng vì trót lỗ.
Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.