Thứ năm, 05/12/2024

Vì sao giá hàng hóa chưa chịu giảm?

05/08/2022 3:40 PM (GMT+7)

Giá xăng giảm 4 lần liên tiếp với tổng mức giảm hơn 7.000 đồng/lít nhưng giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ vẫn chưa chịu giảm theo.

Giá nhiều mặt hàng vẫn neo cao

Khảo sát của phóng viên cho thấy giá nhiều mặt hàng thiết yếu hiện nay vẫn đứng ở mức cao dù giá xăng đã giảm về mức của thời điểm đầu năm. Thấy rõ nhất là mặt hàng thịt heo, trứng gia cầm, dầu ăn…

Tại các chợ truyền thống, giá thịt heo đã tăng khoảng 10.000 - 20.000 đồng/kg tùy loại so với hai tháng trước. Thịt heo đùi hơn 120.000 - 130.000 đồng/kg, sườn non 190.000 - 200.000 đồng/kg. Phải ít hôm trở lại đây, giá thịt heo bán lẻ mới bắt đầu chững lại nhưng vẫn ở mức cao.

Vì sao giá hàng hóa chưa chịu giảm? - Ảnh 1.

Giá nhiều mặt hàng tại chợ truyền thống vẫn neo cao, khiến người tiêu dùng dè dặt trong mua sắm hàng ngày. Ảnh: Hồng Phúc

Mặt hàng trứng gia cầm đang tăng sốc nhất. Trứng gà tại các chợ truyền thống như Bà Chiểu, Bình Thới, Phạm Văn Hai đã lên 35.000 - 36.000 đồng/chục, trứng vịt 41.000 đồng/chục. Theo các tiểu thương, giá trứng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Giá dầu ăn chai loại 1 lít đã hơn 50.000 đồng/lít. Trong khi đó, thời điểm cách đây hơn một năm, giá dầu ăn chỉ khoảng 35.000 đồng mỗi chai 1 lít.

"Chi tiêu mỗi ngày bây giờ rất khó khăn. Sáng cầm 200.000 đồng đi chợ là chỉ mua được một ít thịt với vài bó rau. Giá tô hủ tíu, phở cũng tăng nên gia đình tôi hạn chế ăn bên ngoài, chủ động nấu ăn để tiết kiệm nhưng giá các mặt hàng bây giờ đều tăng cả", bà Thanh Hương (ngụ quận Bình Thạnh) than.

Giải thích về việc người tiêu dùng không thấy giá hàng hóa giảm theo giá xăng, ông Trương Tiến Dũng - Phó Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, cho biết giá xăng dầu chỉ là một yếu tố đầu vào trong khi doanh nghiệp phụ thuộc nguyên liệu, bao bì, tiền nhân công, điện nước. Các chi phí này hiện chưa hạ nhiệt, nhất là giá nguyên liệu đầu vào. Nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn cấu thành giá sản phẩm.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, giá xăng giảm liên tiếp sẽ giúp chặn đà tăng của giá hàng hóa. Việc điều chỉnh giá sẽ có độ trễ nhất định nên khi chặn được đà tăng này, giá hàng hóa kỳ vọng sẽ được kéo xuống trong thời gian tới.

Làm cách nào để giá hàng hóa hạ nhiệt?

Trước tình hình giá hàng hóa vẫn neo cao dù giá xăng đã giảm sâu, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành cùng rà soát, kiểm soát giá hàng hoá, dịch vụ, không để xảy ra găm hàng, đầu cơ và tăng giá bất hợp lý.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng cho rằng Việt Nam đang trong giai đoạn khôi phục, phát triển sau Covid-19, người dân và doanh nghiệp cần bình ổn giá hàng hóa để xây dựng và phát triển kinh doanh. Giá một mặt hàng tăng lên là ảnh hưởng hàng triệu người dân, doanh nghiệp gặp khó trong sản xuất.

"Từ giờ đến cuối năm chỉ còn 5 tháng, nếu để thả nổi mà không có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ thì dẫn đến mặt bằng giá tăng cao và đu theo giá xăng dầu. Giá xăng tăng, họ dựa vào đó để tăng giá. Họ tăng theo kiểu té nước theo mưa, xăng đã giảm nhưng giá không giảm. Đây là bất hợp lý", ông Dũng nói.

Vì sao giá hàng hóa chưa chịu giảm? - Ảnh 2.

Theo doanh nghiệp, giá xăng giảm trước mắt sẽ có tác dụng chặn đà tăng giá hàng hoá, kỳ vọng giá sẽ giảm trong thời gian tới. Ảnh: Hồng Phúc

Bà Huỳnh Thị Mỹ Nương - Tổng giám đốc Công ty Đào đạo Lãnh đạo và Dịch vụ Phát triển Bền vững (SDLT), cho rằng thực tế vẫn có nhiều trường hợp "té nước theo mưa", khi xăng tăng giá thì giá hàng hóa tăng theo, nhưng khi xăng đã giảm thì nhiều mặt hàng không chịu giảm.

"Người kinh doanh cần phải có đạo đức kinh doanh, nhất là trong thời buổi người dân đang gặp nhiều khó khăn sau Covid-19, người lao động phổ thông  phải dè dặt chi tiêu. Thậm chí, tôi cho rằng nếu tăng quá mức và tăng không hợp lý thì cần có tranh tra vào cuộc, làm mạnh tay, xử lý các trường hợp này", bà Nương nhấn mạnh.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng các bộ, ngành cần phối hợp đồng bộ hơn trong công tác quản lý giá, đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin để dần xây dựng sự tự giác hơn nữa trong vấn đề điều chỉnh lên - xuống giá.

Theo ông Phú, cần nghiên cứu xây dựng các chuỗi cung ứng ngắn để tránh phụ thuộc vào nhiều khâu trung gian, khiến giá đến tay người tiêu dùng tăng do cộng quá nhiều chi phí trung gian. 

"Do đó, cần nghiên cứu nghiêm túc về chuỗi cung ứng ngắn cũng như việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi cung cứng. Một số quốc gia trên thế giới đã luật hóa việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi cung ứng, như thế sẽ công khai minh bạch", ông Phú cho biết.

Xử lý nghiêm trường hợp lợi dụng tăng giá

Ngày 4/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có Công điện về việc triển khai đợt cao điểm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá bảo đảm cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội.

Bộ trưởng yêu cầu Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố triển khai đợt tổng kiểm tra chuyên đề đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về giá từ nay cho đến hết năm 2022; xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các hành vi vi phạm bảo đảm cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội trên địa bàn được giao quản lý.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường được yêu cầu chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường trong cả nước giám sát, quản lý, theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, có các biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp.

Đồng thời, triển khai đợt cao điểm kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về giá, các biện pháp kê khai, niêm yết giá và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý, từ nay cho đến hết năm 2022.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Manchester City và câu chuyện màu sắc thương hiệu

Manchester City và câu chuyện màu sắc thương hiệu

Manchester City đã thua 5 trận liên tiếp trên các đấu trường từ trong nước ra châu Âu. Tưởng như họ rũ được vận rủi khi dẫn trước Feyenoord 3-0 ở trận Champions League đêm qua. Nhưng 3 bàn gỡ của Feyenoord từ phút 75 đến phút 89 đưa tỉ số về 3-3.

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm

Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?