Hà Nội 31oC
Thứ ba, 30/05/2023

Việt Nam cần thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để đảm bảo "neo giữ" lạm phát

21/10/2022 1:00 PM (GMT+7)

Ngân hàng Thế giới (WB) tiếp tục khuyến nghị Việt Nam cần tăng cường cảnh giác và linh hoạt về chính sách, cần sẵn sàng thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để đảm bảo "neo giữ" lạm phát...

Việt Nam cần thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để đảm bảo "neo giữ" lạm phát - Ảnh 1.

Khách hàng giao dịch tại HDBank...

Theo báo cáo của WB, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận tăng trưởng cao ở mức 13,7% riêng trong quý III/2022 (so cùng kỳ năm trước) và 8,9% trong 9 tháng đầu năm (so cùng kỳ năm trước), chủ yếu do hiệu ứng xuất phát điểm thấp.

Sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ ghi nhận thêm một tháng có tốc độ tăng trưởng cao (lần lượt ở mức 13,0% và 36,1% (so cùng kỳ năm trước).

Tăng trưởng xuất nhập khẩu đều chững lại trong tháng 9/2022 do sức cầu yếu đi ở những thị trường xuất khẩu chủ lực. Số đăng ký vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm trong tháng 9 do ảnh hưởng bởi những bất định gia tăng về viễn cảnh kinh tế toàn cầu, trong khi số giải ngân vốn FDI tiếp tục được cải thiện.

Tuy giá năng lượng đã hạ nhiệt, nhưng lạm phát CPI đã tăng từ 2,9% trong tháng 8 lên 3,9% trong tháng 9 chủ yếu do tiền thuê nhà và chi phí giáo dục tăng cao. 

Lạm phát CPI cơ bản cũng tăng, từ 3,15 trong tháng 8 lên 3,8% trong tháng 9. Tốc độ tăng tỷ giá thương mại trong quý III/2022 đã giảm so với quý II/2022.

Cũng theo WB, tăng trưởng tín dụng tăng từ 16,2% trong tháng 8 (so cùng kỳ năm trước) lên 17,2% trong tháng 9 (so cùng kỳ năm trước) sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng thương mại.

Theo WB, khi giai đoạn giãn hoãn thời gian trả nợ đã kết thúc và điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt, khu vực tài chính phải đối mặt với rủi ro gia tăng, đồng thời đòi hỏi phải có hướng dẫn từ phía Ngân hàng Nhà nước để ngăn chặn những rủi ro đó bị hiện thực hóa ở cấp độ ngành, có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế thực.

Đặc biệt, sự kiện xáo trộn gần đây liên quan đến vụ việc của Ngân hàng Thương mại Sài Gòn (SCB) cho thấy nhu cầu cần nâng cao minh bạch thông qua công bố kịp thời thông tin chi tiết về kết quả hoạt động của khu vực ngân hàng, tăng cường quản trị doanh nghiệp và tăng cường giám sát dựa trên rủi ro, bao gồm giám sát hoạt động cho vay của các tập đoàn doanh nghiệp và cho vay bên liên quan để can thiệp sớm, và tăng cường cơ chế xử lý ngân hàng.

Do nhu cầu lớn về tín dụng, lãi suất liên ngân hàng qua đêm tăng từ 3,5% trong tháng 8 lên đến 5,48% vào giữa tháng 10, mức cao nhất kể từ năm 2013.

Đồng tiền của Việt Nam tiếp tục mất giá so với đồng đô la Mỹ mạnh lên trong tháng 9 (1% so tháng trước và 3,8% so cùng kỳ năm trước). Để ổn định đồng nội tệ, Ngân hàng Nhà nước đã nâng hai loại lãi suất chính sách chủ chốt và trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn bằng nội tệ thêm 100 điểm cơ bản, ghi dấu đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ tháng 04/2020.

Từ những dữ liệu trên, WB đánh giá mặc dù nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phục hồi mạnh mẽ, nhưng những bất định gia tăng liên quan đến kinh tế toàn cầu chững lại, lạm phát trong nước gia tăng, điều kiện huy động tài chính toàn cầu bị thắt chặt cho thấy cần tăng cường cảnh giác và linh hoạt về chính sách.

"Trong điều kiện nền kinh tế chưa phục hồi đầy đủ và tăng trưởng ở những thị trường xuất khẩu chủ lực dự kiến sẽ yếu đi, chính sách tài khóa chủ động nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong thời gian tới cần bám sát kết quả kinh tế và phối hợp với chính sách tiền tệ.

Đồng thời vì CPI và CPI cơ bản đang tiếp đến mức 4% - bằng mức lãi suất chính sách của cấp có thẩm quyền - cơ quan tiền tệ cần sẵn sàng cân nhắc thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để đảm bảo neo giữ lạm phát", WB khuyến nghị.



Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp “bán mình” giá nào: Hai mặt của M&A

Doanh nghiệp “bán mình” giá nào: Hai mặt của M&A

Tình trạng “doanh nghiệp bán mình” do quá khó khăn đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ KH&ĐT chỉ ra trong thời gian qua.

Sacombank nhận giải tiêu biểu về bán lẻ và hoạt động cộng đồng

Sacombank nhận giải tiêu biểu về bán lẻ và hoạt động cộng đồng

Tại sự kiện Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu (Vietnam Outstanding Banking Awards 2022), Sacombank tiếp tục nhận về 2 giải thưởng quan trọng “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu” và “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng”.

Duy trì số dư tài khoản thanh toán và những lợi ích không ngờ!

Duy trì số dư tài khoản thanh toán và những lợi ích không ngờ!

Theo xu hướng, giữ và chi tiêu tiền mặt đã không còn được ưu tiên. Với sự phát triển của thanh toán không tiền mặt cũng như các ứng dụng ngân hàng di động, người dân ngày càng quen để tiền trong tài khoản, sẵn sàng thanh toán cho mọi chi tiêu của mình.

Lý do nhiều người bán vàng bất chấp bị lỗ

Lý do nhiều người bán vàng bất chấp bị lỗ

Giá vàng thế giới giảm liên tiếp bỏ xa mốc 2.000 USD/ounce đã lập đỉnh vào đầu tháng 5. Vàng trong nước không còn hấp dẫn trong bối cảnh sức mua yếu, đồng USD tăng giá. Ghi nhận tại Hà Nội, người dân chủ yếu bán ra bất chấp lỗ so với giá mua vào hồi đầu năm.

Bộ Tài chính đẩy mạnh xử lý 'đất vàng' lãng phí

Bộ Tài chính đẩy mạnh xử lý 'đất vàng' lãng phí

Sau khi Bộ Tài chính “thúc” bộ ngành, địa phương có phương án sắp xếp nhà, đất công không sử dụng, tiềm ẩn lãng phí, nhiều đơn vị có văn bản trả lại nhà nước để xử lý.

Khách hàng vay tiêu dùng bùng nợ ngày càng nhiều

Khách hàng vay tiêu dùng bùng nợ ngày càng nhiều

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tỉ lệ khách hàng vay tiêu dùng không trả nợ ngày càng cao và có hiện tượng rủ nhau bùng nợ công ty tài chính khiến nợ xấu tăng, lãi suất vay khó giảm.