Cũng theo bà Elsbeth Akkerman, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có đất đai phì nhiêu, thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, với sản lượng gạo có thể đóng góp cho xuất khẩu trên 5 triệu tấn/năm và hàng triệu tấn trái cây, thủy sản. Có thể nói đây là vùng sản xuất nông nghiệp trù phú mà ít nơi nào có được.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vùng ĐBSCL cũng đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Về xuất, nhập khẩu, Việt Nam đã ký kết 17 FTA trong đó có EVFTA nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Âu vẫn còn khiêm tốn.
“Hà Lan có trên 30% diện tích nằm dưới mực nước biển, thường xuyên gánh chịu thiên tai nên đã có nhiều kinh nghiệm trong quản lý nước. Bên cạnh đó Hà Lan cũng có nhiều cảng biển lớn cung cấp dịch vụ logistics, phục vụ xuất, nhập khẩu hàng hóa cho các quốc gia Châu Âu, với những khả năng đó, Chính phủ Hà Lan và khối tư nhân rất mong muốn hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu vực ĐBSCL những kinh nghiệm của Hà Lan trong xây dựng kế hoạch quản lý nguồn nước, các mô hình sản xuất thích ứng với những biến đổi của thời tiết, khí hậu để hàng nông, thủy sản của Việt Nam không những gia tăng sản lượng mà còn được nâng cao về mặt chất lượng, giá trị, xâm nhập được vào thị trường Châu Âu ngày càng nhiều hơn”, bà Elsbeth Akkerman chi sẻ.
Buổi chiều cùng ngày, Diễn đàn Kinh doanh ĐBSCL do Cơ quan đại diện ngoại giao Hà Lan tại Việt Nam phối hợp với VCCI Cần Thơ và Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam tổ chức cũng đã diễn ra tại TP.Cần Thơ.
Tham dự sự kiện có Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), bà Caitlin Wiesen Điều phối viên thường trú của UNDP tại Việt Nam, cùng hơn 200 đại biểu đến từ các cơ quan chính phủ, cơ sở nghiên cứu và các doanh nghiệp Hà Lan và Việt Nam.
Diễn đàn là cơ hội để Hà Lan cập nhật chương trình nghị sự Việt Nam - Hà Lan tại ĐBSCL và giới thiệu các giải pháp của Hà Lan để giải quyết các thách thức ở ĐBSCL, với một loạt các phiên thảo luận về nông nghiệp, nước và công nghệ hậu cần logistics, cũng như phát triển trung tâm nông nghiệp tại vùng ĐBSCL. Phía Hà Lan cũng cam kết đầu tư khoảng 50 triệu USD từ ngân sách nhà nước và nguồn lực tư nhân cho các dự án và sáng kiến tại ĐBSCL.
Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hà Lan 2022 cũng là diễn đàn để các bên liên quan gặp gỡ và đối thoại về những thách thức ở ĐBSCL trong các lĩnh vực quản lý nước, công nghệ nước-nông nghiệp và hậu cần logistics. Hà Lan, một trong những quốc gia đi đầu trong đổi mới sáng tạo, là nhà xuất khẩu nông sản lớn thứ hai thế giới, đồng thời là đối tác thương mại Châu Âu lớn thứ hai của Việt Nam.
Đặc biệt Hà Lan còn được biết đến là quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong “trị thủy” quản lý sụt lún, có nhiều mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, đây là những lĩnh vực mà khu vực ĐBSCL đang rất cần học tập, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật để phát triển vùng này bền vững trong thời gian tới.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã trình bày nghiên cứu toàn diện về các cơ hội đầu tư và dự án kinh doanh tại ĐBSCL. Dự án do Cơ quan đại diện ngoại giao Hà Lan tại Việt Nam và VCCI Cần Thơ đồng thực hiện nhằm mục đích tiếp tục khai phá tiềm năng của ĐBSCL và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp địa phương cũng như chính quyền trong đưa ra các quyết định chiến lược và triển khai các chương trình hành động.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.