Xuất khẩu cá ngừ duy trì tốc độ tăng trưởng tốt tại Nhật Bản
Nguyễn Phương Anh
15/03/2023 1:00 PM (GMT+7)
Trong bối cảnh xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường sụt giảm, xuất khẩu Nhật Bản vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt với giá trị gần 2,3 triệu USD.
Theo thông tin từ phía Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), tháng 1/2023, Nhật Bản là một trong số ít các thị trường nhập khẩu cá ngừ truyền thống của Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt. Giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này của Việt Nam đạt gần 2,3 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2022.
Các chuyên gia VASEP cho biết, sản lượng đánh bắt của đội tàu trong nước giảm đang khiến Nhật Bản phải gia tăng nhập khẩu cá ngừ tươi và đông lạnh từ các nước, trong đó cóViệt Nam. Hơn thế nữa, trong giai đoạn đầu năm 2023, các ưu đãi thuế quan theo thỏa thuận mà Nhật Bản dành cho Việt Nam trong Hiệp đối Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được khởi động lại đang tạo sức hút cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam.
Nhật Bản có xu hướng tăng nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ tươi, đông lạnh và khô của Việt Nam.
Phía VASEP nhận định, năm nay, Nhật Bản tăng nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ tươi, đông lạnh và khô của Việt Nam so với cùng kỳ, trong khi đó lại giảm nhập khẩu khẩu các sản phẩm cá ngừ chế biến và đóng hộp.
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm thịt/loin cá ngừ của Việt Nam đang chiếm tỉ trọng cao nhất 52% trong tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này. So với cùng kỳ, xuất khẩu nhóm sản phẩm này tăng 162%. Trong đó, Việt Nam chủ yếu là loin cá ngừ vây vàng đông lạnh sang thị trường Nhật Bản.
Giá C&F trung bình xuất khẩu các sản phẩm loin cá ngừ vây vàng đông lạnh của Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng 1/2023 ở mức 7.699 USD/tấn, còn giá CFR ở mức 7.994 USD/tấn.
Trong số các công ty tham gia xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, An Hai Fishery, FoodTech và Mariso Viet Nam đang dẫn đầu xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này trong tháng 1, với tỷ trọng chiếm trên 68% tổng giá trị xuất khẩu.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nhật Bản là thị trường xuất khẩuthủy sảnlớn nhất của Việt Nam trong tháng 01/2023, đạt 91,19 triệu USD, giảm 28,9% so với tháng 12/2022 và giảm 31,4% so với tháng 1/2022. Tỉ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng từ 17,6% trong tổng trị giá xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 01/2022 lên 19,9% trong tháng 1/2023.
Tại Home Plate BBQ, một nhà hàng theo phong cách Mỹ ở Bắc Kinh, nhân viên đang in lại thực đơn. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nghĩa là thịt bò Mỹ - một nguyên liệu từng là ngôi sao - sẽ sớm không còn trên bàn ăn.
Thực phẩm chức năng - lĩnh vực tưởng chừng mang đậm yếu tố chăm sóc sức khỏe - đang trở thành "miền đất hứa" cho những quảng cáo sai sự thật, đặc biệt khi có sự góp mặt của người nổi tiếng.
Chợ điện tử Temu của Trung Quốc và nhà bán lẻ thời trang nhanh Shein sẽ tăng giá vào tuần tới với người tiêu dùng Mỹ khi thuế quan toàn diện và lệnh trừng phạt đối với hàng nhập khẩu giá trị thấp của Tổng thống Donald Trump đẩy chi phí lên cao.
Tại Home Plate BBQ, một nhà hàng theo phong cách Mỹ ở Bắc Kinh, nhân viên đang in lại thực đơn. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nghĩa là thịt bò Mỹ - một nguyên liệu từng là ngôi sao - sẽ sớm không còn trên bàn ăn.
Thực phẩm chức năng - lĩnh vực tưởng chừng mang đậm yếu tố chăm sóc sức khỏe - đang trở thành "miền đất hứa" cho những quảng cáo sai sự thật, đặc biệt khi có sự góp mặt của người nổi tiếng.
Chợ điện tử Temu của Trung Quốc và nhà bán lẻ thời trang nhanh Shein sẽ tăng giá vào tuần tới với người tiêu dùng Mỹ khi thuế quan toàn diện và lệnh trừng phạt đối với hàng nhập khẩu giá trị thấp của Tổng thống Donald Trump đẩy chi phí lên cao.