Theo nhìn nhận của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), thị trường bất động sản Việt Nam năng động và có nhiều động lực phát triển nhất châu Á, với tốc độ tăng trưởng bình quân 15% mỗi năm.
Bất động sản được dự báo triển vọng tích cực trong 20 năm tới do mức độ đô thị hóa vẫn ở mức thấp và đang diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao, hạ tầng cơ bản còn nhiều dư địa để tăng trưởng.
Hệ thống hạ tầng kết nối là động lực lành mạnh thúc đẩy thị trường. Trong thời gian qua, giá bất động sản đã liên tục tăng bất chấp Covid-19. Theo VARS, giá dao động mạnh tại nhiều địa phương cho thấy quá trình đô thị hóa đang diễn ra cân bằng.
Theo tính toán của bộ phận xử lý dữ liệu VARS, 10 tỉnh thành có mức độ dao động giá cao nhất lần lượt là Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đà Nẵng, Hải Phòng, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Bắc Giang.
Tại Hà Nội, trong năm vừa qua nguồn cung bất động sản nhà ở khan hiếm do tốc độ phê duyệt dự án chậm. 80% các sản phẩm chào bán là hàng tồn kho từ các năm trước. Giá căn hộ chung cư ổn định hoặc tăng nhẹ, trong khi giá nhà đất tăng mạnh từ 20 - 30%. Các đợt sốt đất nền cục bộ đã diễn ra tại các huyện ngoại thành, đặc biệt là những huyện có thông tin lên quận.
Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang là ba tỉnh có dấu hiệu hồi phục tích cực nhất trong phân khúc bất động sản nhà ở khi nhà đầu tư tìm kiếm nguồn cung thay thế Hà Nội. Đặc biệt, Bắc Giang là tỉnh chứng kiến tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ với sự phát triển phân khúc bất động sản công nghiệp.
Với Hải Phòng, tuyến đường cao tốc kết nối các trung tâm kinh tế phía bắc bao gồm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã thu hút thêm nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội với bất động sản tại tỉnh này.
Tại khu vực phía nam, TP.HCM chứng kiến mức sụt giảm cả cung và cầu tại các phân khúc đất nền, căn hộ, nhà phố/biệt thự. Khu đông dẫn dắt nguồn cung căn hộ, nhà phố/biệt thự. Các huyện ngoại thành như Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, quận 9 cũ dẫn dắt nguồn cung phân khúc đất nền. Tuy nguồn cung cao hơn so với nhu cầu nhưng tất cả các phân khúc đều ghi nhận sự gia tăng về giá so với năm 2020. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2022.
Việc phát triển TP Thủ Đức cùng tốc độ đô thị hóa mau chóng cũng đã giúp Đồng Nai phát triển mạnh mẽ. Với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ cùng vị trí thuận lợi, thị trường này cùng với Long An, Bình Dương được đánh giá là những ngôi sao mới trên thị trường bất động sản.
Nhìn nhận về thị trường bất động sản thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đánh giá: Giá bất động sản liên tục tăng, trong đó nhà ở đặc biệt là tại khu vực đô thị quá cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân.
Giá bất động sản một số khu vực, một số phân khúc đặc biệt là đất nền tăng nhanh trong thời gian ngắn do xuất hiện các thông tin chưa rõ ràng về quy hoạch hành chính từ huyện, thị xã lên quận, thành phố; về chủ trương đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu du lịch mới, đầu tư xây dựng sân bay. Từ đó, dẫn đến giới đầu cơ, môi giới lợi dụng để thổi giá thu lợi.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc