Ngân hàng, bất động sản vẫn dẫn đầu phát hành trái phiếu trong 11 tháng qua. Ảnh: VBMA
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp, tính đến ngày 1/12/2022, Công ty CP Tập đoàn Masan là doanh nghiệp phát hành nhiều nhất trong tháng 11 với 1.700 tỷ đồng.
Ngoài ra còn có 4 đợt phát hành của Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty CP Đầu tư Đức Trung và Công ty CP City Auto.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 11/2022, có tổng cộng 2 đợt phát hành ra quốc tế của Công ty CP Tập đoàn VinGroup trị giá 625 triệu USD, 23 đợt phát hành ra công chúng với giá trị 10.599 tỷ đồng (chiếm 4% tổng giá trị phát hành) và 420 đợt phát hành riêng lẻ trị giá xấp xỉ 242.865 tỷ đồng (chiếm 96% tổng giá trị phát hành).
Tính chung trong 11 tháng qua, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng giảm mạnh 60% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong thời gian tới. Ảnh: VBMA
Xu hướng phát hành trái phiếu riêng lẻ tiếp tục giảm, báo cáo của VBMA cho thấy, trong tháng 11/2022, chỉ có 5 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ được ghi nhận với giá trị 1.934 tỷ đồng.
Về cơ cấu phát hành, tính đến hết tháng 11, nhóm ngân hàng vẫn dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng giá trị đạt 136.371 tỷ đồng, tương đương 53,8% tổng giá trị phát hành. Nhóm doanh nghiệp bất động sản đứng ở vị trí thứ hai với 51.829 tỷ đồng, chiếm khoảng 20,4%.
Đáng chú ý, thời gian gần đây các doanh nghiệp đẩy mạnh mua lại trái phiếu trước hạn. Thống kê của VBMA cho thấy các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại 163.974 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong năm 2023, sẽ có khoảng 308.622 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn.
Nếu lạm phát tiếp tục giảm và nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đánh tín hiệu sẽ không tăng lãi suất vào cuộc họp tiếp theo, đó là cơ hội cho vàng tăng giá.
Chỉ trong 3 tháng đầu năm, kênh gửi tiền của ngân hàng đã hút hơn 11,9 triệu tỷ đồng, trong đó riêng số tiền do người dân gửi vào lên đến 6,28 triệu tỷ đồng.
Doanh thu và lợi nhuận của sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất cả nước bị suy giảm hơn 23% do thị trường chung kém sắc trong năm ngoái.
Làn sóng cắt lỗ bất động sản nhất là căn hộ đã giảm mạnh trong tháng 5, còn phân khúc đất nền nguồn cung mới trong tháng đạt mức cao nhất trong 5 tháng qua.
Việt Nam đang được xem là nơi có mức độ chấp nhận cũng như phát triển công nghệ blockchain hàng đầu, với quy mô thị trường có thể tăng gấp 5 lần trong vòng 5 năm.
Tập đoàn chăm sóc sức khỏe có trụ sở tại Singapore đang đàm phán để mua cổ phần bệnh viện FV. Hai cổ đông lớn của bệnh viện FV hiện nay là nhóm cổ đông bác sĩ Jean-Marcel Guillon và Quadria Capital.